Dầu dừa và những công dụng của nó đã trở nên phổ
biến đối với mọi người, nhất là các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, có
khi nào mọi người thắc mắc lý do vì sao dầu dừa lại có được những
công dụng tuyệt vời như vậy không? Tara chắc rằng ai cũng muốn biết
lý do đó và có thể có những bạn đã tìm hiểu điều đó. Nhưng hôm
nay, Tara muốn chia sẻ thông tin này cho các bạn một cách đầy đủ và
rõ ràng hơn để các bạn có thể yên tâm sử dụng dầu dừa mà không
phải lo lắng gì nữa.
Để trả lời cho câu hỏi đó, các bạn cùng Tara tìm
hiểu về các đặc điểm và tính chất của dầu dừa nhé! Đầu tiên,
chúng ta hãy cùng xem làm sao để nhận biết được dầu dừa nguyên chất
qua những đặc tính vật lý của nó.
- Màu sắc: màu sắc cảu dầu dừa tùy thuộc vào phương pháp chiết xuất dầu dừa. Ở nhiệt độ khoảng trên 30oC, nếu dầu dừa được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh sẽ không màu, còn nếu chiết xuất bằng phương pháp nóng sẽ có màu vàng nhạt. Nhưng khi ở nhiệt độ dưới 25oC, dầu dừa sẽ đông lại và có màu trắng. Các bạn có thể tự kiểm chứng bằng cách để dầu dừa vào tủ lạnh, chỉ khoảng vài tiếng sau là nó đã đông lại rồi.
- Màu sắc: màu sắc cảu dầu dừa tùy thuộc vào phương pháp chiết xuất dầu dừa. Ở nhiệt độ khoảng trên 30oC, nếu dầu dừa được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh sẽ không màu, còn nếu chiết xuất bằng phương pháp nóng sẽ có màu vàng nhạt. Nhưng khi ở nhiệt độ dưới 25oC, dầu dừa sẽ đông lại và có màu trắng. Các bạn có thể tự kiểm chứng bằng cách để dầu dừa vào tủ lạnh, chỉ khoảng vài tiếng sau là nó đã đông lại rồi.
-
Mùi: dầu dừa sẽ có mùi dừa thơm dịu,
không quá gắt.
-
Điểm nóng chảy: điểm nóng chảy là nhiệt
độ mà tại đó dầu dừa ở dạng lỏng, nếu dưới nhiệt độ này, dầu
dừa sẽ ở dạng rắn. Điểm nóng chảy của dầu dừa là 25oC, do đó mà
khi để dầu dừa vào tủ lạnh nó sẽ đông lại.
-
Điểm khói: là nhiệt độ mà tại đó các
hợp chất dễ bay hơi như nước và các acid béo tự do và các sản phẩm
chuỗi ngắn của quá trình oxi hóa sẽ bị bay hơi. Tại nhiệt độ này
các chất độc hại sẽ được hình thành, do đó các bạn không nên để
các loại dầu ở trên điểm khói của nó nhé. Điểm khói của dầu dừa
là 177oC.
-
Độ hòa tan trong nước: dầu dừa không hòa
tan được trong nước ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, khi bạn khuấy nhiều
và mạnh thì dầu dừa sẽ hòa lẫn được với một ít nước nhưng hỗn
hợp này sẽ có màu trắng.
Tiếp theo, chúng ta hãy xem trong dầu dừa có những thành phần hóa học và dinh dưỡng gì nhỉ? Trong dầu dừa chủ yếu chứa các acid béo bão hòa (khoảng 94%), trong đó có khoảng 64% là các acid béo chuỗi trung bình. Dưới đây là bảng liệt kê các loại acid béo có trong dầu dừa.
Acid béo
|
Phần trăm
|
Đặc điểm
|
Loại chất béo
|
Lauric acid
|
45% - 52%
|
Acid béo chuỗi trung bình
|
Acid béo bão hòa
|
Myristic acid
|
16% - 21%
|
Acid
béo chuỗi trung bình
|
Acid béo bão hòa
|
Caprylic acid
|
5% - 10%
|
Acid béo chuỗi trung bình
|
Acid béo bão hòa
|
Capric acid
|
4% - 8%
|
Acid béo chuỗi trung bình
|
Acid béo bão hòa
|
Caproic acid
|
0.5% - 1%
|
Acid béo chuỗi trung bình
|
Acid béo bão hòa
|
Palmitic acid
|
7% - 10%
|
Acid béo bão hòa
|
|
Oleic acid
|
5% - 8%
|
Acid béo không bão hòa
|
|
Palmitoleic acid
|
Rất ít
|
Acid béo bão hòa
|
|
Linoleic acid
|
1% -3%
|
Acid béo không bão hòa
|
|
Linolenic acid
|
Hơn 0,2%
|
Acid béo không bão hòa
|
|
Stearic acid
|
2% - 4%
|
Acid béo bão hòa
|
Các acid béo bão hòa này là thành phần tốt nhất
hơn tất cả các loại dầu thực vật khác mà dầu dừa có được. Có lẽ
nhiều bạn sẽ không tin điều này, nhưng Tara xin chia sẻ với các bạn
rằng không phải chất béo bão hòa nào đều xấu cả. Các acid béo bão
hòa này là các acid béo chuỗi trung bình như capric acid, caprylic acid, caproic acid, and lauric
acid và chúng đều mang lại những điều tuyệt vời cho bạn. Chúng sẽ
giúp tăng khả năng chuyển hóa các chất trong cơ thể, do đó có lợi cho
việc giảm cân; tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm lượng
cholesterol xấu (LDL). Bên cạnh đó, chúng còn là nguồn cung cấp năng
lượng tuyệt vời. Ngoài những loại acid béo trên thì trong
dầu dừa còn có vitamin E là một loại vitamin có lợi cho da và làm
đẹp (chống lão hóa và làm mịn màng cho da, ngăn ngừa nếp nhăn và
rạn da, mượt tóc). Theo một nghiên cứu của K.G. Nevin and T. Rajamohan,
trường đại học Kerala, Ấn Độ về ảnh hưởng của dầu dừa đối với sức
khỏe tim mạch đã cho thấy những tác dụng tích cực. Khi họ thử
nghiệm cho chuột sử dụng dầu dừa trong bữa ăn của chúng trong vòng 45
ngày thì đã ghi nhận được sự giảm hàm lượng cholesterol tổng cộng,
triglycerides, photpholipid trong máu và các mô. Đồng thời cũng làm tăng
hàm lượng cholesterol HDL và giảm hàm lượng cholesterol LDL.
Dưỡng ẩm, làm đẹp da, mượt tóc có lẽ là những công
dụng của dầu dừa được biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên, dầu dừa còn
có nhiều đặc tính y dược khác nữa mà Tara sẽ chia sẻ với các bạn
sau đây:
- Giảm triệu chứng mệt mỏi: tác dụng này có được là nhờ vào việc dầu dừa có hàm lượng acid béo bão hòa cao, đó là nguồn cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể.
- Chống oxy hóa là chống lão hóa: tính chống oxy hóa của dầu dừa là nhờ vào các acid béo bão hòa như Capric Acid, Caprylic Acid, Caproic Acid, and Myristic Acid. Chúng chống lại tác hại của sự lão hóa, thoái hóa điểm vàng, bạc tóc và sự chảy xệ của da.
- Kháng khuẩn: dưới tác động của enzyme thì các acid béo trên sẽ chuyển hóa thành các hợp chất có khả năng kháng khuẩn và chống nấm tốt như monocaprin, monolaurin. Những hợp chất này sẽ bảo vệ cơ thể chúng ta cả trong lẫn ngoài khỏi các bệnh như phát ban, ngứa, nấm ngào da, viêm da. Ngoài ra chúng còn giúp chống lại nấm Candida.
- Giảm rụng tóc: những người dân Ấn Độ đã sử dụng dầu dừa và cho hiệu quả tốt trong việc làm đen tóc, ngăn ngừa tóc bạc và rụng tóc.
- Trị gàu: dầu dừa giúp ngăn ngừa sự bong tróc lớp da trên đầu bằng cách giữ ẩm và làm mịn da.
- Chống giun: dầu dừa có thể được sử dụng để chống lại giun tròn đường ruột và sán dây.
- Chống ung thư: các acid béo không no trên giúp chống lại một số loại bệnh ung thư.
- Chống HIV: gần đây, một tia hy vọng mới đã được tìm ra khi sử dụng dầu dừa để chống lại sự lây nhiễm HIV, tác dụng này cũng xuất phát từ các loại acid béo bão hòa.
- Phòng chống bệnh tim mạch: các acid béo chuỗi trung bình trong dầu dừa thấp hơn hàm lượng các cholesterol xấu và làm giảm tắc nghẽn động mạch, do đó làm giảm các nguy cơ về tim. Mặc dù có một số ý kiến tiêu cực về các chất béo bão hòa của dầu dừa nhưng nó thực sự rất tốt cho tim.
- Chống béo phì: dầu dừa làm tăng quá trình trao đổi chất, do đó nó đốt cháy chất béo trong cơ thể hiệu quả, có lợi cho việc giảm cân.
- Tính chất khác: dầu dừa giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong chất béo và đường trong cơ thể, cải thiện sự tuần hoàn và chống khối u, chống viêm đại tràng, loét dạ dày, ống tiêu hóa,…
- Giảm triệu chứng mệt mỏi: tác dụng này có được là nhờ vào việc dầu dừa có hàm lượng acid béo bão hòa cao, đó là nguồn cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể.
- Chống oxy hóa là chống lão hóa: tính chống oxy hóa của dầu dừa là nhờ vào các acid béo bão hòa như Capric Acid, Caprylic Acid, Caproic Acid, and Myristic Acid. Chúng chống lại tác hại của sự lão hóa, thoái hóa điểm vàng, bạc tóc và sự chảy xệ của da.
- Kháng khuẩn: dưới tác động của enzyme thì các acid béo trên sẽ chuyển hóa thành các hợp chất có khả năng kháng khuẩn và chống nấm tốt như monocaprin, monolaurin. Những hợp chất này sẽ bảo vệ cơ thể chúng ta cả trong lẫn ngoài khỏi các bệnh như phát ban, ngứa, nấm ngào da, viêm da. Ngoài ra chúng còn giúp chống lại nấm Candida.
- Giảm rụng tóc: những người dân Ấn Độ đã sử dụng dầu dừa và cho hiệu quả tốt trong việc làm đen tóc, ngăn ngừa tóc bạc và rụng tóc.
- Trị gàu: dầu dừa giúp ngăn ngừa sự bong tróc lớp da trên đầu bằng cách giữ ẩm và làm mịn da.
- Chống giun: dầu dừa có thể được sử dụng để chống lại giun tròn đường ruột và sán dây.
- Chống ung thư: các acid béo không no trên giúp chống lại một số loại bệnh ung thư.
- Chống HIV: gần đây, một tia hy vọng mới đã được tìm ra khi sử dụng dầu dừa để chống lại sự lây nhiễm HIV, tác dụng này cũng xuất phát từ các loại acid béo bão hòa.
- Phòng chống bệnh tim mạch: các acid béo chuỗi trung bình trong dầu dừa thấp hơn hàm lượng các cholesterol xấu và làm giảm tắc nghẽn động mạch, do đó làm giảm các nguy cơ về tim. Mặc dù có một số ý kiến tiêu cực về các chất béo bão hòa của dầu dừa nhưng nó thực sự rất tốt cho tim.
- Chống béo phì: dầu dừa làm tăng quá trình trao đổi chất, do đó nó đốt cháy chất béo trong cơ thể hiệu quả, có lợi cho việc giảm cân.
- Tính chất khác: dầu dừa giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong chất béo và đường trong cơ thể, cải thiện sự tuần hoàn và chống khối u, chống viêm đại tràng, loét dạ dày, ống tiêu hóa,…
Tara hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn an
tâm hơn khi sử dụng nó. Trên đây chỉ là
những thông tin tổng hợp, Tara sẽ còn tiếp tục chia sẻ với các
bạn những thông tin cụ thể hơn ở những bài viết khác để các bạn có
thể hiểu rõ chi tiết hơn về các công dụng của dầu dừa.
SAO BẠN ĐỂ AVT CHỒNG MÌNH Z???
Trả lờiXóaThì chồng b có liên hệ vs bạn đó chư sao ;)
Trả lờiXóa