Cách cân bằng acid-bazơ trong cơ thể

     Theo nhà sinh hóa Otto Heinrich Warburg, người đoạt giải Nobel Y học năm 1931, thì nguyên nhân gốc rễ của một cơ thể bệnh tật, kém khỏe mạnh là do cơ thể đó tích tụ quá nhiều axit. Ông cũng chỉ ra rằng các tế bào ung thư thì mang tính axit trong khi các tế bào khỏe mạnh lại mang tính kiềm. Với vai trò quan trọng như vậy đối với sức khỏe, mong muốn kiềm hóa cơ thể của con người cũng trở nên thiết yếu hơn. 


     Cơ thể quá acid sẽ ảnh hưởng gì đến sức khỏe của chúng ta?
     - Vấn đề tiêu hóa: dư thừa acid dạ dày, viêm, loét dạ dày, nước bọt có tính axit.
     - Ảnh hưởng đến da, móng tay và tóc: móng tay mỏng và dễ gãy, da khô, nứt môi, tóc khô và chẻ ngọn, phát ban, sắc mặt nhợt nhạt.
     - Vấn đề về răng miệng: răng lung lay, nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh, hoặc có tính axit, răng có khuynh hướng bị nứt, mẻ, đau thần kinh răng, nướu không tốt, loét miệng, nhiễm trùng ở cổ họng và amidan.
     - Mắt, đầu và cơ thể: nhức đầu, nhiệt độ cơ thể thấp (cảm lạnh), có xu hướng bị nhiễm trùng, chuột rút ở chân và co thắt, chảy nước mắt, viêm kết mạc, viêm mí mắt và giác mạc.
     - Vấn đề về thần kinh và cảm xúc: năng lượng thấp, mệt mỏi liên tục, liên tục chán nản, không vui và giảm sự nhiệt tình, căng thẳng quá mức.
     Với những tác hại như vậy nên việc cân bằng acid-bazo trong cơ thể là điều rất quan trọng, nó có thể giúp bạn:
     - Làn da sẽ trẻ trung và đàn hồi hơn.
     - Giấc ngủ ngon và sâu hơn.     
     - Cơ thể dồi dào năng lượng.
     - Ít bị cảm lạnh, đau đầu, cảm cúm.
     - Tiêu hóa tốt.
     - Ít bị viêm khớp.
     - Giảm candida (nấm men).
     - Tinh thần vui vẻ, tỉnh táo.
  •      - Tăng chiều cao tự nhiên.

     Sau đây là một số cách đơn giản có thể giúp bạn kiềm hóa cơ thể mỗi ngày.



1. Bắt đầu một ngày với 1 ly lớn nước chanh
     Chanh được xem là loại thực phẩm có tác dụng kiềm hóa nhanh nhất khi đi vào cơ thể, uống nước chanh vào mỗi buổi sáng có thể giúp cơ thể thanh lọc các chất độc và cung cấp rất nhiều viatamin C, vitamin B6, canxi, kali, đồng, thiamin, riboflavin, pantothenic acid, sắt, magiê và calo. Uống nước chanh sau mỗi bữa ăn còn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và làm thuyên giảm các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, ăn không tiêu...
2. Bữa ăn nên có 80% thức ăn mang tính kiềm
     Tất cả các loại thực phẩm chúng ta tiêu thụ đều làm thay đổi nồng độ pH trong máu, một chế độ ăn uống lành mạnh chỉ nên có 20% các thực phẩm mang tính axit, tức là các thực phẩm có chứa những protein hình thành nên axit như các loại thịt đỏ, cá, trứng, các loại đậu, ngũ cốc… Phần còn lại là thực phẩm mang tính kiềm gồm các loại rau, củ, trái cây. Thói quen ăn nhiều tinh bột và thịt trong mỗi bữa ăn của người Việt Nam chính là một phần nguyên nhân làm cho cơ thể kém khỏe mạnh và nhiều bệnh tật.
3. Uống 2 - 3 lít nước tinh khiết mỗi ngày
     Uống nhiều nước là điều luôn được khuyến khích cho sức khỏe và khi muốn kiềm hóa cơ thể cũng vậy, nước không những đào thải được những chất cặn bã, độc hại trong cơ thể mà có thể dung hòa được lượng axit đang tồn tại trong cơ thể bạn. Uống nước mọi lúc và tốt nhất khi bụng đang đói sẽ là phương pháp thanh lọc cơ thể khá hữu hiệu.
4. Thường xuyên bổ sung hạt kê và hạt bí ngô vào thực đơn bữa ăn
     Đây là hai loại hạt được nghiên cứu có tính kiềm mạnh nhất trong tất cả các loại hạt, trong hai loại hạt này chỉ có 15% lượng protein, một lượng lớn chất xơ và rất giàu chất phytochemical có thể giúp giảm cholesterol và làm giảm nguy cơ ung thư. Ngoài ra, hạt kê và hạt bí ngô còn các tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp một lượng dưỡng chất khác như: vitamin E, sắt, magiê, phốt pho, canxi, kẽm, kali…
5. Hít thở sâu
     Hít thở sâu cũng là một trong những cách giúp kiềm hóa cơ thể, bằng cách đẩy những độc tố trong cơ thể ra ngoài bằng hơi thở. Hãy tập cách hít vào chậm rãi và thật sâu bằng mũi vào bụng cho đến khi cảm thấy phổi đã đầy. Dừng lại khoảng vài giây, sau đó thở ra từ từ bằng miệng. Khi hít thở sâu, lượng oxy cung cấp cho não cũng nhiều hơn, đẩy nhanh quá trình trao đổi khí và giúp tinh thần phấn chấn. Thở ra với lượng hơi dài đồng nghĩa với việc bạn đưa được nhiều hơn các khí độc tích tụ trong cơ thể như N2, CO2 ra ngoài. Tốt nhất bạn nên chọn địa điểm và thời gian buổi sáng hoặc chiều tối, khi không khí trong lành nhất để tập hít thở, như vậy hiệu quả thanh lọc cơ thể sẽ tốt hơn. Lưu ý đối với những người dễ bị dị ứng không nên tập hít thở những nơi có nhiều mùi hương và phấn hoa.

     Những thực phẩm mang tính kiềm như:
     - Bắp cải, rau bina, cần tây, dưa chuột, khoai tây, cà rốt, củ cải, ngô…
     - Chuối, bơ, nho xanh, dừa, bưởi, dưa hấu
     - Sữa (dạng lỏng và dạng bột), phô mai, kem, bơ...
     - Hạt bí ngô, hạt kê, hạnh nhân, quả hạch, hạt dẻ
     - Trái cây khô (trừ các loại quả có tính chất axit như:mơ, táo, dứa)
     - Ớt tiêu, gừng, tỏi, các loại thảo mộc
     - Olive đen
     - Các loại dầu ép lạnh.
     - Đường tự nhiên.
     Những thực phẩm mang tính acid cao như:

     - Các sản phẩm tinh bột: bánh mì trắng, mì ống…
     - Ngũ cốc: gạo trắng, lúa mì, yến mạch
     - Món tráng miệng: bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy…
     - Đường: trắng và đường nâu
     - Đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng
     - Thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt nguội
     - Mỡ cá: cá hồi, cá chép, cá trích, cá thu
     - Động vật giáp xác: tôm hùm, tôm, trai
     - Gia vị: mù tạt, nước xốt cà chua, mayonnaise
     - Chất béo: bơ thực vật hydro hóa, mỡ lợn.
     - Đồ uống: Cà phê, trà, chocolate sữa, nước ngọt, nước ép cà chua, rượu vang, rượu mạnh, bia.
Nguồn: http://phunungaynay.vn/khoe-dep/
http://www.care2.com/greenliving/

0 nhận xét:

16 lý do bạn nên ăn xoài mỗi ngày.


This tart takes a tropical turn with its lime pastry cream and sliced mango and kiwi.
Xoài là một loại trái cây rất phổ biến ở nước ta, bạn có thể luôn tìm thấy chúng ở chợ, siêu thị với giá cả phải chăng. Xoài tươi chín là loại thực phẩm cực kì bổ dưỡng do chứa nhiều vitamin, chất xơ và các nguyên tố khoáng. Xoài hầu như luôn là món khoái khẩu của hầu hết mọi người và thích hợp cho cả những người ăn kiêng. Hãy cùng Tara xem qua những công dụng tuyệt vời của xoài và thưởng thức chúng mỗi ngày ^ ^.
     


16 công dụng của xoài sau đây có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe mỗi ngày.
1. Chống ung thư
Mango #tropical #barbados
Các chất chống oxy hóa như  quercetin, isoquercitrin, astragalin, fisetin, gallic acid and methylgallat có trong xoài giúp cơ thể chống lại các căn bệnh như ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư máu, ung thư tuyến tiền liệt.

2. Kiểm soát cholesterol

Xoài có hàm lượng cao vitamin C, pectin và chất xơ giúp bạn giảm cholesterol. Xoài tươi giàu kali- một thành phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, kali còn giúp ổn định nhịp tim và huyết áp.

3. Làm sạch da

Xoài giúp bạn làm sạch lỗ chân long và đem lại khuôn mặt tươi trẻ. Xoài thích hợp với mọi loại da, chỉ cần cắt một vài lát xoài mỏng, đắp lên mặt 10-15 phút rồi rửa mặt thật sạch, bạn sẽ có ngay một làn da sạch mịn, không còn mụn. Đối với toàn thân, trộn hỗn hợp xoài, mật ong và sữa rồi bôi lên cơ thể, sau khi tắm, bạn sẽ cảm nhận được làn da mịn màng và sạch bong.

4. Giảm cân

Tips and tricks to properly cut a mango - and three yummy mango recipes too!
Trong xoài có chứa nhiều các vitamin và chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đốt cháy năng lượng giúp cơ thể giảm cân.

5. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Không chỉ có quả mà lá xoài còn có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Nấu sôi 5-6 lá xoài, ngâm qua đêm rồi lọc, sắc lấy nước cốt uống. Bài thuốc này sẽ giúp điều hòa insulin.

6. Tăng ham muốn “vợ chồng”

Xoài được gọi là “ love fruit”, đàn ông ăn xoài tăng sự mạnh mẽ của nam giới. Vitamin E có trong xoài giúp làm tăng hocmon sinh dục.

7. Chăm sóc mắt

Xoài giàu vitamin A, an xoài giúp cải thiện thị lực, chống khô mắt và bệnh quán gà vào buổi tối.

8. Hỗ trợ tiêu hóa
I love Mango~Mango is my favorite fruit  because I grew up with it in the Philippines and this sounds so good to make~I just might~
Trong xoài chứa nhiều enzyme phân giải protein. Chất xơ tự nhiên có trong xoài giúp tăng cường tiêu hóa và đào thải các chất bài tiết ra khỏi cơ thể.

9. Chống đột quỵ

Ăn xoài với một muỗng đường hoặc mật ong có thể tránh được đột quỵ

10. Tăng cường hệ miễn dịch

Xoài chứa vitamin C, A và 25 loại khác nhau của carotenoid sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

11. Tăng cường trí nhớ và sự tập trung

Xoài rất nhiều acid glutamine- một protein quan trọng cho trí não. Cho trẻ ăn xoài có thể giúp trẻ tập trung hơn vào việc học hành đèn sách.

12. Cung cấp sắt cho cơ thể.

Xoài giàu sắt vì thế rất có ích cho những người thường xuyên bị thiếu máu. Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh nên ăn xoài để cung cấp đủ sắt cũng như Canxi

13. Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận

Ăn xoài có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Đối với người bị sỏi thận, nên ăn xoài để làm giảm bệnh nhanh chóng

14. Bữa ăn nhẹ tuyệt hảo

Mango Sorbet.  Looks refreshing :)  http://www.art.com/products/p13721804-sa-i2714333/marc-o-finley-mango-sorbet-with-fresh-fruit-on-a-spoon.htm?sorig=cat=9433=9433=9fa39e45f4884da187f2107637acfdb5
Thay vì ăn bữa ăn nhẹ với thức ăn nhanh và bánh quy hãy ăn một vài lát xoài chín, không những cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể mà xoài còn ngon miệng lại thích hợp với hầu hết mọi người kể cả người ăn kiêng.

15. Xoài là thuốc bổ cho dạ dày

Trước khi đi ngủ, ngâm lá xoài vào nước ấm. Buổi sáng hãy uống nước lọc khi bụng còn rỗng. Uống thường xuyên bạn sẽ có một dạ dày khỏe mạnh.

16. Kiềm hóa cơ thể

Khi ăn uống nhiều những chất làm cho cơ thể bị acid hóa (có thể gây bệnh, không tốt cho sức khỏe), việc kiềm hóa cơ thể là để trung hòa pH dịch thể trong cơ thể chúng ta, nhằm tăng cường sức khỏe và tránh các bệnh lí nguy hiểm. Trong xoài chứa nhiều acid tartaric, malic và một ít citric, bên cạnh đó còn chứa nhiều nguyên tố kali – một loại thực phẩm lý tưởng cho việc ổn định pH trong cơ thể.


 Nguồn: http://healthimpactnews.com/2013/17-reasons-why-you-need-a-mango-every-day/


0 nhận xét:

Tổ tiên của chúng ta ăn gì ?

     Tiếp theo những quan điểm về chế độ ăn kiêng mà Tara đã chia sẻ với các bạn ở những bài trước, hôm nay, Tara xin quay ngược thời gian một chút để tìm hiểu xem tổ tiên của chúng ta đã ăn uống như thế nào, có sự khác biệt gì với chúng ta và thói quen ăn uống đó có những hiệu quả như thế nào đến sức khỏe của họ? Hãy cùng Tara xem đoạn video rất thú vị dưới đây để giải đáp cho những thắc mắc đó nhé!



     Các bạn thấy đó, mặc dù cuộc sống của chúng ta ngày càng nâng cao nhưng chúng ta lại đang chọn cho mình những loại thực phẩm chứa nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.


     Hãy là những con người thông thái trong việc chọn lựa thực phẩm đảm bảo sức khỏe cho bản thân các bạn nhé!




0 nhận xét:

Kết hợp các loại thực phẩm, ta được gì ?

Cà chua và bơ
Cà chua có chứa nhiều chất chống oxy hóa, ngăn chặn ung thư (các chất này được gọi chung là lycopene). Bơ có chứa các chất béo tốt cho cơ thể, là dung môi hữu hiệu hòa tan được các chất quý có trong cà chua giúp cơ thể hấp thu tối đa và dễ dàng hơn. Bạn có thể kết hợp cà chua và bơ trong các món salad rau ngon.


Khoai lang và dầu dừa
Khoai lang chứa rất nhiều vitamin A, do đó, khoai lang đóng một vai trò khá quan trọng trong việc duy trì làn da và mái tóc khỏe mạnh. Còn dầu dừa bạn có thể tìm đọc bài viết của chúng tôi trên blog để biết thêm nhiều hơn công dụng của nó.Như vậy, làm thế nào mà khoai lang và dầu dừa khi kết hợp lại có thể cho bạn một làn 
 da khỏe mạnh? Vì vai trò của vitamin A tan trong chất béo, mà ở đây là tan trong dầu dừa, được phát huy tối đa.



Bột yến mạch và bơ đậu phộng
Hỗn hợp này chứa một hàm lượng lớn carbohydrate và chất béo tốt cho sức khỏe sẽ giúp bạn có đầy đủ năng lượng để làm việc, đồng thời chất béo có trong bơ sẽ giúp bạn ổn định đường huyết. Đây sẽ là một bữa sáng tuyệt vời để khởi động một ngày làm việc hiêu quả.



Táo và chocolate 
Táo và chocolate có chứa các flavonoid (các flavonoid là các hợp chất tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, chống lão hóa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, tổn thương do bức xạ...), khi ăn kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau, bạn sẽ tăng cường sức khỏe tim mạch. Nếu bạn không có táo, quả mâm xôi có thể thay thế được.




Đậu đen và chanh
Các quả họ cam chanh bưởi chứa rất nhiều vitamin C. Trong khi đó, đậu đen chứa nhiều sắt-một nguyên tố tốt cho hồng cầu, bổ máu... Khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau, sắt trong đậu đen sẽ dễ dàng hấp thu vào cơ thể. Ngoài bổ máu, sự kết hợp này còn giúp cho tế bào cơ thể và phổi luôn khỏe mạnh.






Hạnh nhân và sữa chua
Vitamin A,D, E có nhiều trong sữa chua là những loại vitamin tan trong chất béo, vì vậy khi ăn sữa chua kết hợp với hạnh nhân- một loại quả có chứa dầu tốt cho sức khỏe (dầu hạnh nhân được sử dụng trong mỹ phẩm) sẽ phát huy tác dụng của vitamin có trong sữa chua mà đặc biệt là vitamin D-rất tốt cho xương, răng.







Trứng luộc và chuối
Đây là một sự kết hợp cho buổi ăn nhẹ vào xế chiều. Đường trong chuối giúp bạn lấy lại năng lượng một cách nhanh chóng, còn chất béo và protein trong trứng sẽ giữ đường huyết của bạn luôn ổn định.








Cải xoăn và chanh
Món salad cải xoăn có vị chua của chanh ngon tuyệt sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức mạnh cơ bắp. Thêm nước cốt chanh lên các món rau như cải xoăn, cải bó xôi, củ cải...sẽ làm cơ thể hấp thụ được các chất quý trong rau vào cơ thể tốt hơn, từ đó làm giảm mệt mỏi cơ bắp.







Kombucha và hạt điều
Kombucha là một loại thức uống lên men từ dung dịch trà đường một cách tự nhiên. Đây là loại thức uống chứa hàm lượng đạm cao dễ hấp thu và hệ vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa. Trong hạt điều có chứa nhiều protein và kẽm-những chất giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng miễn dịch. Để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bạn, vì sao không thử kết hợp hai thực phẩm này với nhau ?




Tỏi và cá 
Trong cá có chứa nhiều protein, vitamin tốt cho cơ thể. Tỏi có chứa chất chống viêm nhiễm tự nhiên
Nấu tỏi với cá có thể làm giảm cholesterol trong thực phẩm, tăng cường sức khỏe tim mạch, chống viêm nhiễm đồng thời át mùi tanh của cá và món ăn được ngon hơn.








Nguồn: http://www.refinery29.com/lauren-conrad

0 nhận xét:

10 thực phẩm không nên ăn khi đói !

1. Sữa và sữa đậu nành
Cả hai loại thực phẩm này đề rất giàu protein. Nếu bạn uống chúng lúc đói, các protein có lợi này sẽ bị chuyển hóa hết thành nhiệt lượng mà không giữ lại các acid amin( là thành phần cấu tạo nên protein) do đó, hai thực phẩm này không còn tác dụng "tẩm bổ" nữa. Tốt nhất là bạn nên ăn chung với bánh mì hoặc các thực phẩm có chứa bột mì nhằm tăng cường năng lượng cho cơ thể và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. 
2. Không nên bổ sung Canxi 
Canxi dạng thực phẩm hay dạng khác khi được bổ sung vào cơ thể dưới tác dụng của axit dạ dày đều bị phân tách thành các ion canxi. Không có sự tiêu hóa phân giải của axit dạ dày, canxi không thể được cơ thể hấp thụ và sử dụng tốt. Do đó, tốt nhất bạn nên cùng uống canxi với những các loại thực phẩm khác và không nên uống vào lúc đói.
3. Rượu, bia

Khi bạn đói, bạn uống rượu là một sai lầm lớn vì dẫn đến đau dạ dày, và nếu bạn thường xuyên uống rượu khi đói sẽ dẫn đến các bệnh khác nữa. Ngoài ra, khi đói mà uống rượu, dẫn đến lượng đường trong máu thấp. Lúc đó, có thể xảy ra các hiện tượng chóng mặt, đổ mồi hôi, lạnh và đói cồn cào. Đặc biệt, nếu lượng đường trong cơ thể xuống quá thấp sẽ dẫn đến hôn mê.

Uống rượu khi đói rất dễ say xỉn và nguy cơ phá hoại dạ dày rất cao. Vì thế hãy lót dạ trước khi uống rượu để bảo vệ sức khỏe

4. Trà

Uống trà lúc bạn đói không tốt cho dạ dày của bạn chút nào cả. Mặc dù trà xanh có công dụng rất lớn đối với sức khỏe của bạn như có khả năng phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa, chống sâu răng.

Nhưng sẽ phản tác dụng, nếu bạn uống trà với cái bụng trống rỗng  sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, và dẫn đến hiện tượng “say trà” có biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, đứng có cảm qíc quay cuồng.

5. Đồ lạnh
Khi đói, nếu ăn uống đồ lạnh sẽ làm cho dạ dày co lại, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa sau này. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên các bệnh về đường tiêu hóa. Đối với phụ nữ, có thể gây nên rối loại kinh nguyệt.
6. Đường
Đường rất dễ tiêu hóa và được cơ thể hấp thu một cách nhanh nhất. Khi đói bụng, nếu bạn ăn đường, lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, cơ thể không thể tiết đủ insullin để duy trì mức độ bình thường của lượng đường trong máu khiến đường huyết tăng cao, dễ gây chứng mất ngủ và các bệnh về mắt.
7. Cà chua và quả hồng
Trong cà chua và quả hồng có chứa nhiều pectin, axit tannic. Khi đói, dạ dày tiết nhiều acid, acid này sẽ kết hợp với các pectin và tannin hình thành nên các kết sỏi dạ dày, dễ gây buồn nôn, nôn mửa, thậm chí loét là thủng dạ dày.
8. Chuối
Chuối chứa nhiều Magie-một thành phần không thể thiếu cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi hàm lượng magie tăng cao sẽ phá vỡ cân bằng của magie và canxi trong máu, gây ức chế mạch máu tim. Do vậy, không nên ăn chuối khi đói vì sẽ làm tăng lượng magie một cách đột ngột.
9. Cam quýt
Trong hai loại quả này có chứa rất nhiều axit hữu cơ, axit, acid citric, acid ,…nên khi bạn ăn khi đói sẽ làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến tổn thương cho dạ dày, Ngoài ra, còn gây nên cảm giác đầy bụng, bức bối và có thể dẫn đến ợ chua và ói mửa.
10. Khoai tây
Khi đó bụng, bạn không nên ăn khoai tây vì nó kích thích quá trình tiết acid dạ dày. Với những người bị viêm-đau dạ dày, đừng nên ăn khoai tây khi bụng trống rỗng để tránh làm bệnh nặng thêm.

0 nhận xét:

Nguyên lý của low-carb diet

     Low-carb diet là xu hướng ăn kiêng đang dần dần quen thuộc với mọi người bởi vì nó thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Và có lẽ các bạn cũng có cùng suy nghĩ với Tara khi lần đầu nghe tới chế độ ăn kiêng này đó là "Vì sao lại thế?". Vâng, suy nghĩ đó là rất phổ biến bởi vì trong khẩu phần ăn truyền thống của người Việt thì hàm lượng carbonhydrat (cơm, bánh mì, bún, mì,...) chiếm một phần rất lớn. Và cũng vì quan niệm cố hũ của chúng ta là ăn kiêng với mục đích là giảm béo thì phải ăn ít chất béo. Vậy thì hôm nay Tara sẽ cùng các bạn giải đáp thắc mắc đó.
     Trong bài viết trước, Tara đã từng giới thiệu đến các bạn về 2 cách trao đổi chất cơ bản trong cơ thể đó là Carbohydrate Metabolism và Fat Metabolism. Vậy bản chất của hai quá trình này là như thế nào?
     1. Carbohydrate Metabolism
     Nếu chúng ta tự nhẩm lại để tính toán thì sẽ thấy hàm lượng carbonhydrat (carb) phải chiếm tới hơn 60% thành phần chính bữa ăn hàng ngày, nhất là ở Việt Nam. Vì vậy đối với người bình thường thì Carb metabolism luôn là mặc định. Khi carb được dung nạp vào cơ thể ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động thì còn giúp kích thích tuyến tụy sản sinh ra Insulin để tác động tới đường huyết. (Insulin là một loại hoocmon có vai trò trong việc chuyển hóa carb, giúp điều hòa lượng đường trong máu).
 giảm cân khoa học

Khi carb còn tác dụng thì đường huyết sẽ tăng lên cao giúp cơ thể bạn cảm thấy thoải mái, no nê, khi carb hết tác dụng thì đường huyết sẽ bị tụt xuống và khi đó cơn đói sẽ đến nhanh hơn, cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu đói và đòi ăn để thỏa mãn đường huyết. Và kết quả là càng ăn carb sẽ càng có cảm giác thèm ăn và nạp thật nhiều carb. Dĩ nhiên nếu như không ăn carb thì đường huyết luôn ở mức ổn định (không tăng và không giảm).
     Không chỉ vậy sự hình thành các mô mỡ bên trong cơ thể (Adipose Tissue) được tạo ra bởi một loại axit béo Triglycerides, mà cơ thể chỉ sản sinh Triglycerides khi và chỉ khi tuyến tụy xuất ra hoocmôn Insulin. Do đó, quá trình tích mỡ trong cơ thể có thể tóm gọn lại trong công thức sau :
Chất carb–> Hooc môn Insulin-> Đường huyết –> Axít béo Triglycerides –> Mỡ trong cơ thể.
     Dựa vào công thức trên chúng ta sẽ thấy được rằng việc dung nạp carb quá mức vào cơ thể là nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc tích trữ mỡ thừa trong cơ thể. Sự ngộ nhận và lầm lẫn về tác hại của thủ phạm giấu mặt carb ở đây có thể do những lí do sau:
     - Vì hầu như tất cả mọi người trên thế giới đều lấy carb làm thức ăn chủ yếu, nên tất cả các nghiên cứu từ trước đến này về béo phì đều dựa trên nên tảng của Carb metabolism mà không nhận ra được rằng cơ thể con người còn có thể hoạt động trên Fat metabolism.
     - Thừa Insulin từ carb gây ra việc béo phì nhưng mọi người bị nhầm lẫn rằng thừa năng lượng gây ra béo phì. Vì carb luôn có 2 mặt: tạo ra năng lượng và tạo ra Insulin, nhưng chúng ta lại chỉ quan tâm đến vấn đề năng lượng mà quên đi khía cạnh Insulin và tác động của nó đến sự tích trữ mỡ trong cơ thể.
    Dựa vào lí thuyết: năng lượng nạp vào > năng lượng thải ra là tích mỡ trong cơ thể thì ngay lập tức chất béo bị cho là thủ phạm gây ra béo phì vì 1g chất béo cung cấp tới 9Kcal năng lượng nhưng thực chất nó bị đổ oan.
     2. Fat Metabolism
     Có lẽ trên trái đất nơi duy nhất mà cư dân sống ở đó hoạt động trên Fat Metabolism là ở vùng phía Bắc Địa Cầu như Eskimo, Inuit vùng Bắc Cực, khu vực đảo Green Land, hay người Mông Cổ, Tây Tạng... Với một khí hậu lạnh quanh năm thì loại thực phẩm chính mà họ có được là thịt hải cẩu, cá biển, thịt cừu, các loại gia súc, ngựa,… Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học thì mặc dù thực phẩm cung cấp vào cơ thể họ chủ yếu quanh năm suốt tháng là chất béo và đam (trên nền của Fat metabolsim), thế nhưng tỉ lệ béo phì của người Eskimo lại rất ít so với người phương Tây-nơi mà lấy chất carb làm chính. Cho đến khi tới kỉ nguyên huy hoàng của những đế chế thức ăn nhanh như Coca Cola, KFC, McDonald, cùng hàng loạt các loại bánh snack chứa nhiều đường, bột mì tinh chế thì tỉ lệ béo phì của người Mĩ tăng cao khiến cho khoa học bang hoàng và lo sợ phải bắt tay vào cuộc nghiên cứu về vai trò của carb, chất béo và Fat metabolism đối với con người.
thực đơn giảm cân

Vậy thì cơ thể và não bộ có thể hoạt động mà không cần carb? Và chất béo có thể là năng lượng chính thay thế cho carb không? Để làm rõ được điều này chúng ta cùng quay ngược lại thời gian cách đây khoảng hơn 90 năm. Trong y học khi việc chữa trị bệnh động kinh ở trẻ em, các bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân chế độ ăn kiêng có tên gọi là Ketogenic Diet với thành phần nhiều đạm, ít béo và rất ít carb.
     Sự hoạt động của Ketogenic Diet trong cơ thể như sau: khi cơ thể bị thiếu hụt carb thì ngay lập tức gan sẽ huy động các mô mỡ trong cơ thể và phá hủy để sinh sản ra các ketones thay thế cho glucose (từ insulin) để làm tăng năng lượng cho não hoạt động. Trạng thái sản sinh ketones này được gọi là ketosis nó chính là hiệu ứng chống động kinh được dùng trong y học. Dĩ nhiên, ở đây chúng ta chỉ quan tâm tới 2 khía cạnh của trạng thái ketosis đó là :
     + Phá hủy mô mỡ trong cơ thể
     + Sản sinh ra ketones làm chất thay thế cho Glucose từ Insulin
Hai vấn đề trên là nền tảng của Fat Metabolism cũng như việc thực hiện low-carb diet. Hiểu được 2 vấn đề này độc giả sẽ hiểu vì sao low carb diet lại giúp bạn giảm cân nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe và đảm bảo được các hoạt động vui chơi thường ngày mà không ảnh hưởng đến trí não.
     Cơ thể con người là một thể hoàn thiện, mọi thứ sinh ra đều có mục đích và nếu không có mục đích thì được xem là thừa, kể cả lượng mỡ trên cơ thể chúng ta cũng vậy. Theo lí thuyết thì lượng mỡ trên cơ thể sẽ được xem như nguồn năng lượng dự trữ. Khi chúng ta ăn uống bình thường thì lượng mỡ vẫn tồn tại và cứng đầu vững chắc bám trên cơ thể không suy giảm. Và đến khi ta nhận ra cơ thể bị béo phì và thừa mỡ thì bắt đầu ăn kiêng hoặc nhịn đói, lúc đó cơ thể thiếu năng lượng và sẽ lấy những mô mỡ thừa đó ra đốt để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhưng theo thực tế thì bạn chỉ nhịn ăn được vài ngày cơ thể sẽ sinh ra những phản ứng như đói cồn cào, mệt mỏi, hoa mắt, chân tay bủn rủn và kết quả là bạn bị suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hơn là việc giảm mỡ. Phải chăng những điều đó là một nghịch lí, vì rõ ràng theo lí thuyết thì khối mỡ thừa trên cơ thể có chức năng như là năng lượng dự trữ. Nhưng sao khi tao thiếu năng lượng thì cơ thể lại không cho phép và ngăn cản không cho dùng lượng mỡ đó?
     Câu trả lời ở đây chỉ có một: khi cơ thể hoạt động theo Carb metabolism thì vẫn quen với việc lấy carb làm nguồn năng lượng chính chứ không phải là Fat. Vì vậy khi chúng ta cắt giảm nguồn năng lượng từ bên ngoài thì cơ thể vẫn chưa thích nghi được việc đốt mỡ để tạo ra năng lượng nên vẫn bắt ta phải ăn uống và cung cấp thêm carb vào để nuôi cơ thể theo thói quen. Vì vậy quá trình phân giải mỡ bị thất bại. Vậy làm thế nào để có thể bắt cơ thể “học” và làm quen với việc đốt mỡ dự trữ ? Và Fat metabolism là lời giải hữu hiệu nhất cho vấn đề này.
     Ở chế độ Fat metabolism, lượng carb nạp vào cơ thể hàng ngày sẽ được cắt giảm tới mức tối đa (ít hơn 20g/ngày), còn chất béo được nạp vào ở mức cao thay thế cho carb để cơ thể hoạt động không bị mệt mỏi. Khi không còn đủ carb thì cơ thể phải lấy Fat làm nguồn năng lượng chính để hoạt động. Quá trình ketosis sẽ diễn ra và những mô mỡ thừa trong cơ thể sẽ bị đốt cháy để tạo năng lượng. Khi đó cơ thể sẽ từ từ quen với việc đốt mỡ cho dù đó là loại mỡ gì, mỡ từ thức ăn hay mỡ trong cơ thể. Quá trình bắt cơ thể làm quen với việc đốt mỡ sẽ diễn ra trong khoảng 1-2 tuần. Sau quãng thời gian này nếu chúng ta ăn ít đi thì cơ thể cũng không bị mệt mỏi hay choáng váng mà còn tỉnh táo và khỏe mạnh. Bởi vì lúc đó, cơ thể đã đuợc học và làm quen với việc đốt mỡ, nên nó không còn bị shock và choáng váng khi nguồn năng lượng đưa từ bên ngoài vào bị cắt giảm. Khi đó cơ thể sẽ tận dụng tối đa kho fat dự trữ để nuôi sống cơ thể.
     Ngoài ra những thử nghiệm cũng cho thấy khi mỡ trong người ở mức cao và nhiều thì ở Fat Metabolism không cần cắt giảm nguồn năng lượng nạp vào ta có thể thoải mái ăn không cần tính calo từ chất béo hay đạm, quá trình ketosis vẫn giảm mỡ đều đều. Đối với đa số nhân viên văn phòng không lao động chân tay và ít hoạt động thể thao, chỉ ngồi bàn giấy, thì chất béo là nguồn năng lượng lí tưởng tuyệt vời nhất.
     Đối với việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động thì Fat không sản sinh ra Insulin giúp kích thích đường huyết gây ra béo phì. Chính lí do này mà bạn cần phải giới hạn carb dưới 20g mỗi ngày, và chúng ta có thể ăn hàng ngàn Calo từ chất béo và đạm mà lại không sợ bị tăng cân và béo phì mà thậm chí còn giảm can (tất nhiên là chỉ những loại chất béo tốt cho sức khỏe). Nguồn năng lượng thừa từ Chất Béo và Chất Đạm trong Fat Metebolism sẽ được cơ thể giải phóng qua đường nước tiểu, mồ hôi, và hơi thở như một sản phẩm thừa của cơ thể.
     Tóm lại, 3 đặc tính chính và căn bản nhất của Low-carb diet là :
     1. Fat metabolism là trạng thái phá hủy mô mỡ trong cơ thể (ketosis).
     2. Tạo ra nguồn năng lượng thay thế cho carb mà không sản sinh Insulin gây béo phì.
     3. Bắt cơ thể “học” cách sử dụng kho mỡ dự trữ trong cơ thể mọi lúc mọi nơi, bất kể ngày hay đêm.
     Các bạn thấy đó, việc giảm cân theo chế độ low-carb không những đem lại hiệu quả mà nó còn không bắt bạn từ bỏ thú vui ẩm thực của mình. Các bạn có thể ăn uống thoải mái hơn và cơ thể không phải chịu đựng những triệu chứng mệt mỏi do việc ăn ít hay nhịn đói nữa. Thật là tuyệt vời phải không nào! Chúc các bạn sẽ thành công với chế độ ăn kiêng của mình nhé!
Nguồn: www.lowcarb.com.vn


0 nhận xét: