Nguyên lý của low-carb diet

     Low-carb diet là xu hướng ăn kiêng đang dần dần quen thuộc với mọi người bởi vì nó thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Và có lẽ các bạn cũng có cùng suy nghĩ với Tara khi lần đầu nghe tới chế độ ăn kiêng này đó là "Vì sao lại thế?". Vâng, suy nghĩ đó là rất phổ biến bởi vì trong khẩu phần ăn truyền thống của người Việt thì hàm lượng carbonhydrat (cơm, bánh mì, bún, mì,...) chiếm một phần rất lớn. Và cũng vì quan niệm cố hũ của chúng ta là ăn kiêng với mục đích là giảm béo thì phải ăn ít chất béo. Vậy thì hôm nay Tara sẽ cùng các bạn giải đáp thắc mắc đó.
     Trong bài viết trước, Tara đã từng giới thiệu đến các bạn về 2 cách trao đổi chất cơ bản trong cơ thể đó là Carbohydrate Metabolism và Fat Metabolism. Vậy bản chất của hai quá trình này là như thế nào?
     1. Carbohydrate Metabolism
     Nếu chúng ta tự nhẩm lại để tính toán thì sẽ thấy hàm lượng carbonhydrat (carb) phải chiếm tới hơn 60% thành phần chính bữa ăn hàng ngày, nhất là ở Việt Nam. Vì vậy đối với người bình thường thì Carb metabolism luôn là mặc định. Khi carb được dung nạp vào cơ thể ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động thì còn giúp kích thích tuyến tụy sản sinh ra Insulin để tác động tới đường huyết. (Insulin là một loại hoocmon có vai trò trong việc chuyển hóa carb, giúp điều hòa lượng đường trong máu).
 giảm cân khoa học

Khi carb còn tác dụng thì đường huyết sẽ tăng lên cao giúp cơ thể bạn cảm thấy thoải mái, no nê, khi carb hết tác dụng thì đường huyết sẽ bị tụt xuống và khi đó cơn đói sẽ đến nhanh hơn, cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu đói và đòi ăn để thỏa mãn đường huyết. Và kết quả là càng ăn carb sẽ càng có cảm giác thèm ăn và nạp thật nhiều carb. Dĩ nhiên nếu như không ăn carb thì đường huyết luôn ở mức ổn định (không tăng và không giảm).
     Không chỉ vậy sự hình thành các mô mỡ bên trong cơ thể (Adipose Tissue) được tạo ra bởi một loại axit béo Triglycerides, mà cơ thể chỉ sản sinh Triglycerides khi và chỉ khi tuyến tụy xuất ra hoocmôn Insulin. Do đó, quá trình tích mỡ trong cơ thể có thể tóm gọn lại trong công thức sau :
Chất carb–> Hooc môn Insulin-> Đường huyết –> Axít béo Triglycerides –> Mỡ trong cơ thể.
     Dựa vào công thức trên chúng ta sẽ thấy được rằng việc dung nạp carb quá mức vào cơ thể là nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc tích trữ mỡ thừa trong cơ thể. Sự ngộ nhận và lầm lẫn về tác hại của thủ phạm giấu mặt carb ở đây có thể do những lí do sau:
     - Vì hầu như tất cả mọi người trên thế giới đều lấy carb làm thức ăn chủ yếu, nên tất cả các nghiên cứu từ trước đến này về béo phì đều dựa trên nên tảng của Carb metabolism mà không nhận ra được rằng cơ thể con người còn có thể hoạt động trên Fat metabolism.
     - Thừa Insulin từ carb gây ra việc béo phì nhưng mọi người bị nhầm lẫn rằng thừa năng lượng gây ra béo phì. Vì carb luôn có 2 mặt: tạo ra năng lượng và tạo ra Insulin, nhưng chúng ta lại chỉ quan tâm đến vấn đề năng lượng mà quên đi khía cạnh Insulin và tác động của nó đến sự tích trữ mỡ trong cơ thể.
    Dựa vào lí thuyết: năng lượng nạp vào > năng lượng thải ra là tích mỡ trong cơ thể thì ngay lập tức chất béo bị cho là thủ phạm gây ra béo phì vì 1g chất béo cung cấp tới 9Kcal năng lượng nhưng thực chất nó bị đổ oan.
     2. Fat Metabolism
     Có lẽ trên trái đất nơi duy nhất mà cư dân sống ở đó hoạt động trên Fat Metabolism là ở vùng phía Bắc Địa Cầu như Eskimo, Inuit vùng Bắc Cực, khu vực đảo Green Land, hay người Mông Cổ, Tây Tạng... Với một khí hậu lạnh quanh năm thì loại thực phẩm chính mà họ có được là thịt hải cẩu, cá biển, thịt cừu, các loại gia súc, ngựa,… Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học thì mặc dù thực phẩm cung cấp vào cơ thể họ chủ yếu quanh năm suốt tháng là chất béo và đam (trên nền của Fat metabolsim), thế nhưng tỉ lệ béo phì của người Eskimo lại rất ít so với người phương Tây-nơi mà lấy chất carb làm chính. Cho đến khi tới kỉ nguyên huy hoàng của những đế chế thức ăn nhanh như Coca Cola, KFC, McDonald, cùng hàng loạt các loại bánh snack chứa nhiều đường, bột mì tinh chế thì tỉ lệ béo phì của người Mĩ tăng cao khiến cho khoa học bang hoàng và lo sợ phải bắt tay vào cuộc nghiên cứu về vai trò của carb, chất béo và Fat metabolism đối với con người.
thực đơn giảm cân

Vậy thì cơ thể và não bộ có thể hoạt động mà không cần carb? Và chất béo có thể là năng lượng chính thay thế cho carb không? Để làm rõ được điều này chúng ta cùng quay ngược lại thời gian cách đây khoảng hơn 90 năm. Trong y học khi việc chữa trị bệnh động kinh ở trẻ em, các bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân chế độ ăn kiêng có tên gọi là Ketogenic Diet với thành phần nhiều đạm, ít béo và rất ít carb.
     Sự hoạt động của Ketogenic Diet trong cơ thể như sau: khi cơ thể bị thiếu hụt carb thì ngay lập tức gan sẽ huy động các mô mỡ trong cơ thể và phá hủy để sinh sản ra các ketones thay thế cho glucose (từ insulin) để làm tăng năng lượng cho não hoạt động. Trạng thái sản sinh ketones này được gọi là ketosis nó chính là hiệu ứng chống động kinh được dùng trong y học. Dĩ nhiên, ở đây chúng ta chỉ quan tâm tới 2 khía cạnh của trạng thái ketosis đó là :
     + Phá hủy mô mỡ trong cơ thể
     + Sản sinh ra ketones làm chất thay thế cho Glucose từ Insulin
Hai vấn đề trên là nền tảng của Fat Metabolism cũng như việc thực hiện low-carb diet. Hiểu được 2 vấn đề này độc giả sẽ hiểu vì sao low carb diet lại giúp bạn giảm cân nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe và đảm bảo được các hoạt động vui chơi thường ngày mà không ảnh hưởng đến trí não.
     Cơ thể con người là một thể hoàn thiện, mọi thứ sinh ra đều có mục đích và nếu không có mục đích thì được xem là thừa, kể cả lượng mỡ trên cơ thể chúng ta cũng vậy. Theo lí thuyết thì lượng mỡ trên cơ thể sẽ được xem như nguồn năng lượng dự trữ. Khi chúng ta ăn uống bình thường thì lượng mỡ vẫn tồn tại và cứng đầu vững chắc bám trên cơ thể không suy giảm. Và đến khi ta nhận ra cơ thể bị béo phì và thừa mỡ thì bắt đầu ăn kiêng hoặc nhịn đói, lúc đó cơ thể thiếu năng lượng và sẽ lấy những mô mỡ thừa đó ra đốt để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhưng theo thực tế thì bạn chỉ nhịn ăn được vài ngày cơ thể sẽ sinh ra những phản ứng như đói cồn cào, mệt mỏi, hoa mắt, chân tay bủn rủn và kết quả là bạn bị suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hơn là việc giảm mỡ. Phải chăng những điều đó là một nghịch lí, vì rõ ràng theo lí thuyết thì khối mỡ thừa trên cơ thể có chức năng như là năng lượng dự trữ. Nhưng sao khi tao thiếu năng lượng thì cơ thể lại không cho phép và ngăn cản không cho dùng lượng mỡ đó?
     Câu trả lời ở đây chỉ có một: khi cơ thể hoạt động theo Carb metabolism thì vẫn quen với việc lấy carb làm nguồn năng lượng chính chứ không phải là Fat. Vì vậy khi chúng ta cắt giảm nguồn năng lượng từ bên ngoài thì cơ thể vẫn chưa thích nghi được việc đốt mỡ để tạo ra năng lượng nên vẫn bắt ta phải ăn uống và cung cấp thêm carb vào để nuôi cơ thể theo thói quen. Vì vậy quá trình phân giải mỡ bị thất bại. Vậy làm thế nào để có thể bắt cơ thể “học” và làm quen với việc đốt mỡ dự trữ ? Và Fat metabolism là lời giải hữu hiệu nhất cho vấn đề này.
     Ở chế độ Fat metabolism, lượng carb nạp vào cơ thể hàng ngày sẽ được cắt giảm tới mức tối đa (ít hơn 20g/ngày), còn chất béo được nạp vào ở mức cao thay thế cho carb để cơ thể hoạt động không bị mệt mỏi. Khi không còn đủ carb thì cơ thể phải lấy Fat làm nguồn năng lượng chính để hoạt động. Quá trình ketosis sẽ diễn ra và những mô mỡ thừa trong cơ thể sẽ bị đốt cháy để tạo năng lượng. Khi đó cơ thể sẽ từ từ quen với việc đốt mỡ cho dù đó là loại mỡ gì, mỡ từ thức ăn hay mỡ trong cơ thể. Quá trình bắt cơ thể làm quen với việc đốt mỡ sẽ diễn ra trong khoảng 1-2 tuần. Sau quãng thời gian này nếu chúng ta ăn ít đi thì cơ thể cũng không bị mệt mỏi hay choáng váng mà còn tỉnh táo và khỏe mạnh. Bởi vì lúc đó, cơ thể đã đuợc học và làm quen với việc đốt mỡ, nên nó không còn bị shock và choáng váng khi nguồn năng lượng đưa từ bên ngoài vào bị cắt giảm. Khi đó cơ thể sẽ tận dụng tối đa kho fat dự trữ để nuôi sống cơ thể.
     Ngoài ra những thử nghiệm cũng cho thấy khi mỡ trong người ở mức cao và nhiều thì ở Fat Metabolism không cần cắt giảm nguồn năng lượng nạp vào ta có thể thoải mái ăn không cần tính calo từ chất béo hay đạm, quá trình ketosis vẫn giảm mỡ đều đều. Đối với đa số nhân viên văn phòng không lao động chân tay và ít hoạt động thể thao, chỉ ngồi bàn giấy, thì chất béo là nguồn năng lượng lí tưởng tuyệt vời nhất.
     Đối với việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động thì Fat không sản sinh ra Insulin giúp kích thích đường huyết gây ra béo phì. Chính lí do này mà bạn cần phải giới hạn carb dưới 20g mỗi ngày, và chúng ta có thể ăn hàng ngàn Calo từ chất béo và đạm mà lại không sợ bị tăng cân và béo phì mà thậm chí còn giảm can (tất nhiên là chỉ những loại chất béo tốt cho sức khỏe). Nguồn năng lượng thừa từ Chất Béo và Chất Đạm trong Fat Metebolism sẽ được cơ thể giải phóng qua đường nước tiểu, mồ hôi, và hơi thở như một sản phẩm thừa của cơ thể.
     Tóm lại, 3 đặc tính chính và căn bản nhất của Low-carb diet là :
     1. Fat metabolism là trạng thái phá hủy mô mỡ trong cơ thể (ketosis).
     2. Tạo ra nguồn năng lượng thay thế cho carb mà không sản sinh Insulin gây béo phì.
     3. Bắt cơ thể “học” cách sử dụng kho mỡ dự trữ trong cơ thể mọi lúc mọi nơi, bất kể ngày hay đêm.
     Các bạn thấy đó, việc giảm cân theo chế độ low-carb không những đem lại hiệu quả mà nó còn không bắt bạn từ bỏ thú vui ẩm thực của mình. Các bạn có thể ăn uống thoải mái hơn và cơ thể không phải chịu đựng những triệu chứng mệt mỏi do việc ăn ít hay nhịn đói nữa. Thật là tuyệt vời phải không nào! Chúc các bạn sẽ thành công với chế độ ăn kiêng của mình nhé!
Nguồn: www.lowcarb.com.vn


0 nhận xét: