Cách cân bằng acid-bazơ trong cơ thể

     Theo nhà sinh hóa Otto Heinrich Warburg, người đoạt giải Nobel Y học năm 1931, thì nguyên nhân gốc rễ của một cơ thể bệnh tật, kém khỏe mạnh là do cơ thể đó tích tụ quá nhiều axit. Ông cũng chỉ ra rằng các tế bào ung thư thì mang tính axit trong khi các tế bào khỏe mạnh lại mang tính kiềm. Với vai trò quan trọng như vậy đối với sức khỏe, mong muốn kiềm hóa cơ thể của con người cũng trở nên thiết yếu hơn. 


     Cơ thể quá acid sẽ ảnh hưởng gì đến sức khỏe của chúng ta?
     - Vấn đề tiêu hóa: dư thừa acid dạ dày, viêm, loét dạ dày, nước bọt có tính axit.
     - Ảnh hưởng đến da, móng tay và tóc: móng tay mỏng và dễ gãy, da khô, nứt môi, tóc khô và chẻ ngọn, phát ban, sắc mặt nhợt nhạt.
     - Vấn đề về răng miệng: răng lung lay, nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh, hoặc có tính axit, răng có khuynh hướng bị nứt, mẻ, đau thần kinh răng, nướu không tốt, loét miệng, nhiễm trùng ở cổ họng và amidan.
     - Mắt, đầu và cơ thể: nhức đầu, nhiệt độ cơ thể thấp (cảm lạnh), có xu hướng bị nhiễm trùng, chuột rút ở chân và co thắt, chảy nước mắt, viêm kết mạc, viêm mí mắt và giác mạc.
     - Vấn đề về thần kinh và cảm xúc: năng lượng thấp, mệt mỏi liên tục, liên tục chán nản, không vui và giảm sự nhiệt tình, căng thẳng quá mức.
     Với những tác hại như vậy nên việc cân bằng acid-bazo trong cơ thể là điều rất quan trọng, nó có thể giúp bạn:
     - Làn da sẽ trẻ trung và đàn hồi hơn.
     - Giấc ngủ ngon và sâu hơn.     
     - Cơ thể dồi dào năng lượng.
     - Ít bị cảm lạnh, đau đầu, cảm cúm.
     - Tiêu hóa tốt.
     - Ít bị viêm khớp.
     - Giảm candida (nấm men).
     - Tinh thần vui vẻ, tỉnh táo.
  •      - Tăng chiều cao tự nhiên.

     Sau đây là một số cách đơn giản có thể giúp bạn kiềm hóa cơ thể mỗi ngày.



1. Bắt đầu một ngày với 1 ly lớn nước chanh
     Chanh được xem là loại thực phẩm có tác dụng kiềm hóa nhanh nhất khi đi vào cơ thể, uống nước chanh vào mỗi buổi sáng có thể giúp cơ thể thanh lọc các chất độc và cung cấp rất nhiều viatamin C, vitamin B6, canxi, kali, đồng, thiamin, riboflavin, pantothenic acid, sắt, magiê và calo. Uống nước chanh sau mỗi bữa ăn còn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và làm thuyên giảm các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, ăn không tiêu...
2. Bữa ăn nên có 80% thức ăn mang tính kiềm
     Tất cả các loại thực phẩm chúng ta tiêu thụ đều làm thay đổi nồng độ pH trong máu, một chế độ ăn uống lành mạnh chỉ nên có 20% các thực phẩm mang tính axit, tức là các thực phẩm có chứa những protein hình thành nên axit như các loại thịt đỏ, cá, trứng, các loại đậu, ngũ cốc… Phần còn lại là thực phẩm mang tính kiềm gồm các loại rau, củ, trái cây. Thói quen ăn nhiều tinh bột và thịt trong mỗi bữa ăn của người Việt Nam chính là một phần nguyên nhân làm cho cơ thể kém khỏe mạnh và nhiều bệnh tật.
3. Uống 2 - 3 lít nước tinh khiết mỗi ngày
     Uống nhiều nước là điều luôn được khuyến khích cho sức khỏe và khi muốn kiềm hóa cơ thể cũng vậy, nước không những đào thải được những chất cặn bã, độc hại trong cơ thể mà có thể dung hòa được lượng axit đang tồn tại trong cơ thể bạn. Uống nước mọi lúc và tốt nhất khi bụng đang đói sẽ là phương pháp thanh lọc cơ thể khá hữu hiệu.
4. Thường xuyên bổ sung hạt kê và hạt bí ngô vào thực đơn bữa ăn
     Đây là hai loại hạt được nghiên cứu có tính kiềm mạnh nhất trong tất cả các loại hạt, trong hai loại hạt này chỉ có 15% lượng protein, một lượng lớn chất xơ và rất giàu chất phytochemical có thể giúp giảm cholesterol và làm giảm nguy cơ ung thư. Ngoài ra, hạt kê và hạt bí ngô còn các tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp một lượng dưỡng chất khác như: vitamin E, sắt, magiê, phốt pho, canxi, kẽm, kali…
5. Hít thở sâu
     Hít thở sâu cũng là một trong những cách giúp kiềm hóa cơ thể, bằng cách đẩy những độc tố trong cơ thể ra ngoài bằng hơi thở. Hãy tập cách hít vào chậm rãi và thật sâu bằng mũi vào bụng cho đến khi cảm thấy phổi đã đầy. Dừng lại khoảng vài giây, sau đó thở ra từ từ bằng miệng. Khi hít thở sâu, lượng oxy cung cấp cho não cũng nhiều hơn, đẩy nhanh quá trình trao đổi khí và giúp tinh thần phấn chấn. Thở ra với lượng hơi dài đồng nghĩa với việc bạn đưa được nhiều hơn các khí độc tích tụ trong cơ thể như N2, CO2 ra ngoài. Tốt nhất bạn nên chọn địa điểm và thời gian buổi sáng hoặc chiều tối, khi không khí trong lành nhất để tập hít thở, như vậy hiệu quả thanh lọc cơ thể sẽ tốt hơn. Lưu ý đối với những người dễ bị dị ứng không nên tập hít thở những nơi có nhiều mùi hương và phấn hoa.

     Những thực phẩm mang tính kiềm như:
     - Bắp cải, rau bina, cần tây, dưa chuột, khoai tây, cà rốt, củ cải, ngô…
     - Chuối, bơ, nho xanh, dừa, bưởi, dưa hấu
     - Sữa (dạng lỏng và dạng bột), phô mai, kem, bơ...
     - Hạt bí ngô, hạt kê, hạnh nhân, quả hạch, hạt dẻ
     - Trái cây khô (trừ các loại quả có tính chất axit như:mơ, táo, dứa)
     - Ớt tiêu, gừng, tỏi, các loại thảo mộc
     - Olive đen
     - Các loại dầu ép lạnh.
     - Đường tự nhiên.
     Những thực phẩm mang tính acid cao như:

     - Các sản phẩm tinh bột: bánh mì trắng, mì ống…
     - Ngũ cốc: gạo trắng, lúa mì, yến mạch
     - Món tráng miệng: bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy…
     - Đường: trắng và đường nâu
     - Đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng
     - Thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt nguội
     - Mỡ cá: cá hồi, cá chép, cá trích, cá thu
     - Động vật giáp xác: tôm hùm, tôm, trai
     - Gia vị: mù tạt, nước xốt cà chua, mayonnaise
     - Chất béo: bơ thực vật hydro hóa, mỡ lợn.
     - Đồ uống: Cà phê, trà, chocolate sữa, nước ngọt, nước ép cà chua, rượu vang, rượu mạnh, bia.
Nguồn: http://phunungaynay.vn/khoe-dep/
http://www.care2.com/greenliving/

0 nhận xét: