Mùa hè thời tiết nóng bức luôn làm cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn, bệnh tật dễ xuất hiện. Dưới đây là một số loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng mùa hè.
1. Củ đậu: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc khi say rượu; là thức ăn lý tưởng của mùa hè, có thể gọt vỏ ăn sống, ép lấy nước uống hoặc làm nộm, xào thịt, nấu canh.
2. Đậu phụ: Vị ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, bổ trung, giải độc và sinh nước bọt. Đậu phụ dễ chế biến, có thể chần ăn sống, kho với bột nghệ, rán hoặc nhồi thịt, sốt hoặc nấu canh với cà chua... Đậu phụ còn chế biến thành những món ăn vị thuốc để chữa bệnh như: canh đậu phụ rau dền, canh đậu phụ dưa chuột, canh đậu phụ mộc nhĩ, đậu phụ cá chạch, đậu phụ nấm, đậu phụ chân giò...
3. Củ cải: Vị ngọt, tính mát, có lợi cho cả ngũ tạng, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát, ăn vào thân thể nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào trắng mịn, mất nếp nhăn. Ngoài ra củ cải còn tiêu ứ, khí không thoát, giải độc do rượu, cầm máu... Thường chế biến các món: luộc, xào thịt, xào tim, gan, bồ dục, hầm với thịt dê, thịt lợn.
4. Cà rốt: Vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, can, phế, kiện tỳ, tiêu thực, bổ can, sáng mắt, hạ khí, trị ho, thanh nhiệt, giải độc. Ăn sống hay chín đều có tác dụng bổ máu, người già yếu, trẻ em ăn cà rốt rất tốt vì nó giúp dạ dày tiêu hóa, chữa chứng mắt khô, cam tích ở trẻ. Những người phế nhiệt ho hen, ho gà dùng cà rốt sấy vắt giã lấy nước cốt uống. Cà rốt thường nấu với xương lợn, xương bò, làm nộm với đu đủ, su hào, làm các món xào với gan, tim, thịt bò và ngâm giấm ăn sống.
5. Bí đao: Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt. Người bị phù thũng, béo phì, tiểu tiện khó dùng bí đao nấu với cá hoặc đậu đỏ ăn rất tốt vì nó giúp tiêu thũng, lợi tiểu.
6. Quả nho: Vị ngọt chua, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, sinh tân chỉ khát, bổ thận, ích gan, kiện tỳ vị, mạnh gân cốt, an thai. Nho ăn rất thơm ngon, nhiều nước, vỏ mỏng, màu dịu mát mắt. Thường ăn lúc quả chín, tươi mọng, có thể làm rượu vang.
7. Củ mã thầy: Vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, ôn trung ích khí, thanh nhiệt, khai vị, tiêu thực, tiêu đờm. Mã thầy còn trị được chứng lưỡi đỏ tấy, miệng khô, họng rát, táo bón, say rượu. Khi dùng ăn sống cần gọt sạch vỏ, có thể ép lấy nước uống giải khát rất tốt.
8. Quả dừa: Vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể lực, ích khí, khu phong, sinh tân chỉ khát. Cùi dừa rất giòn, thơm ngon, nước dừa mát và bổ, ngọt dịu làm nước giải khát mùa hè rất tốt.
9. Quả lê: Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt nhuận táo, trừ phiền, sinh tân, chỉ khát. Nếu trong người háo nhiệt nóng bức, nhọt mọc ăn lê vào sẽ hạ hỏa trong người nhanh chóng, làm giảm bệnh tình. Lê rất bổ, có lượng đường và vitamin phong phú, giúp cho những người mắc bệnh viêm gan, xơ gan phục hồi nhanh chóng, làm mát gan, mát huyết. Lê còn có tác dụng hạ huyết áp, trợ tim; nếu thấy hoa mắt chóng mặt ù tai..., ăn lê sẽ nhanh hồi phục.
10. Quả dâu: Vị ngọt tính hàn, có tác dụng bổ can thận, tư âm, giáng hỏa, sáng mắt, nhuận tràng, đen râu tóc, kiện tỳ, nhuận phổi. Trong quả dâu có nhiều vitamin C, sắt và muối khoáng nên ăn dâu còn chữa được cả bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh máu xấu bạc tóc sớm. Dâu thường dùng dưới dạng sirô, nước giải khát.
11. Quả chanh: Vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, an thai, khai vị, tiêu thực. Những người máu nhiệt, hay rốiloạn tiêu hóa, chán ăn miệng nhạt, ậm ạch không tiêu, hay nôn nấc... nên dùng chanh ngậm với muối. Chanh thường được vắt uống tươi, có khi ngâm muối hay phơi khô làm ô mai.
12. Đậu xanh: Có vị ngọt, bổ khí, mát gan, lợi tiểu, giải độc. Đặc biệt, ăn đậu xanh vào mùa hè tránh cho cơ thể bị nóng trong người, loại bỏ được độc tố ra khỏi cơ thể nhanh, và quan trọng là giúp chúng ta không bị say nắng và giảm bớt mệt mỏi vì nắng nóng. Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu xanh giúp ổn định huyết áp. Trong đậu xanh còn có thành phần làm giảm lượng đường và mỡ trong máu hữu hiệu, giúp cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bảo vệ gan. Bạn có thể dùng đậu xanh để chế biến được nhiều món như canh, chè, cháo, làm bánh, xay thành bột để nấu.
13. Nước chè xanh: Đồ uống tốt nhất và lý tưởng nhất để giải độc cơ thể trong mùa hè theo Đông y là nước chè xanh ấm nóng. Một cốc chè xanh ấm nóng sẽ giúp nhiệt độ dưới da giảm đi 1 - 20C. Lưu ý, không nên uống nước có đường đóng chai để lạnh vì nó càng làm cho bạn khát hơn và cơ thể bị mất nước nhanh do lượng đường trong những loại đồ uống này rất cao.
14. Rau muống: Theo y học hiện đại, ăn rau muống giúp ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm nhiễm, mát máu, giải nhiệt ở miệng và phòng ngừa bệnh tiêu chảy. Một đĩa rau muống luộc, bát nước rau được vắt thêm chanh hay dầm vài quả sấu là món ăn rất tốt cho sức khoẻ trong những ngày hè oi bức.
15. Dưa hấu: Tính hàn, có khả năng dưỡng ẩm. Ăn dưa hấu giải được cơn khát, xua tan mệt mỏi và có tác dụng giải độc. Với người bị viêm nhiễm, mụn nhọt, tăng huyết áp dùng dưa hấu sẽ bổ trợ cho bệnh tật rất nhiều. Ngoài ra, dưa hấu còn có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, làm khỏe thận, chống nôn và giải độc rượu. Tuy nhiên vì dưa hấu có tính hàn nên không nên ăn quá nhiều, nhất là những người đang bị đau bụng, tiêu chảy.
Theo Sức khỏe đời sống
2. Đậu phụ: Vị ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, bổ trung, giải độc và sinh nước bọt. Đậu phụ dễ chế biến, có thể chần ăn sống, kho với bột nghệ, rán hoặc nhồi thịt, sốt hoặc nấu canh với cà chua... Đậu phụ còn chế biến thành những món ăn vị thuốc để chữa bệnh như: canh đậu phụ rau dền, canh đậu phụ dưa chuột, canh đậu phụ mộc nhĩ, đậu phụ cá chạch, đậu phụ nấm, đậu phụ chân giò...
3. Củ cải: Vị ngọt, tính mát, có lợi cho cả ngũ tạng, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát, ăn vào thân thể nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào trắng mịn, mất nếp nhăn. Ngoài ra củ cải còn tiêu ứ, khí không thoát, giải độc do rượu, cầm máu... Thường chế biến các món: luộc, xào thịt, xào tim, gan, bồ dục, hầm với thịt dê, thịt lợn.
4. Cà rốt: Vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, can, phế, kiện tỳ, tiêu thực, bổ can, sáng mắt, hạ khí, trị ho, thanh nhiệt, giải độc. Ăn sống hay chín đều có tác dụng bổ máu, người già yếu, trẻ em ăn cà rốt rất tốt vì nó giúp dạ dày tiêu hóa, chữa chứng mắt khô, cam tích ở trẻ. Những người phế nhiệt ho hen, ho gà dùng cà rốt sấy vắt giã lấy nước cốt uống. Cà rốt thường nấu với xương lợn, xương bò, làm nộm với đu đủ, su hào, làm các món xào với gan, tim, thịt bò và ngâm giấm ăn sống.
5. Bí đao: Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt. Người bị phù thũng, béo phì, tiểu tiện khó dùng bí đao nấu với cá hoặc đậu đỏ ăn rất tốt vì nó giúp tiêu thũng, lợi tiểu.
6. Quả nho: Vị ngọt chua, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, sinh tân chỉ khát, bổ thận, ích gan, kiện tỳ vị, mạnh gân cốt, an thai. Nho ăn rất thơm ngon, nhiều nước, vỏ mỏng, màu dịu mát mắt. Thường ăn lúc quả chín, tươi mọng, có thể làm rượu vang.
7. Củ mã thầy: Vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, ôn trung ích khí, thanh nhiệt, khai vị, tiêu thực, tiêu đờm. Mã thầy còn trị được chứng lưỡi đỏ tấy, miệng khô, họng rát, táo bón, say rượu. Khi dùng ăn sống cần gọt sạch vỏ, có thể ép lấy nước uống giải khát rất tốt.
8. Quả dừa: Vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể lực, ích khí, khu phong, sinh tân chỉ khát. Cùi dừa rất giòn, thơm ngon, nước dừa mát và bổ, ngọt dịu làm nước giải khát mùa hè rất tốt.
9. Quả lê: Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt nhuận táo, trừ phiền, sinh tân, chỉ khát. Nếu trong người háo nhiệt nóng bức, nhọt mọc ăn lê vào sẽ hạ hỏa trong người nhanh chóng, làm giảm bệnh tình. Lê rất bổ, có lượng đường và vitamin phong phú, giúp cho những người mắc bệnh viêm gan, xơ gan phục hồi nhanh chóng, làm mát gan, mát huyết. Lê còn có tác dụng hạ huyết áp, trợ tim; nếu thấy hoa mắt chóng mặt ù tai..., ăn lê sẽ nhanh hồi phục.
11. Quả chanh: Vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, an thai, khai vị, tiêu thực. Những người máu nhiệt, hay rốiloạn tiêu hóa, chán ăn miệng nhạt, ậm ạch không tiêu, hay nôn nấc... nên dùng chanh ngậm với muối. Chanh thường được vắt uống tươi, có khi ngâm muối hay phơi khô làm ô mai.
12. Đậu xanh: Có vị ngọt, bổ khí, mát gan, lợi tiểu, giải độc. Đặc biệt, ăn đậu xanh vào mùa hè tránh cho cơ thể bị nóng trong người, loại bỏ được độc tố ra khỏi cơ thể nhanh, và quan trọng là giúp chúng ta không bị say nắng và giảm bớt mệt mỏi vì nắng nóng. Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu xanh giúp ổn định huyết áp. Trong đậu xanh còn có thành phần làm giảm lượng đường và mỡ trong máu hữu hiệu, giúp cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bảo vệ gan. Bạn có thể dùng đậu xanh để chế biến được nhiều món như canh, chè, cháo, làm bánh, xay thành bột để nấu.
13. Nước chè xanh: Đồ uống tốt nhất và lý tưởng nhất để giải độc cơ thể trong mùa hè theo Đông y là nước chè xanh ấm nóng. Một cốc chè xanh ấm nóng sẽ giúp nhiệt độ dưới da giảm đi 1 - 20C. Lưu ý, không nên uống nước có đường đóng chai để lạnh vì nó càng làm cho bạn khát hơn và cơ thể bị mất nước nhanh do lượng đường trong những loại đồ uống này rất cao.
14. Rau muống: Theo y học hiện đại, ăn rau muống giúp ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm nhiễm, mát máu, giải nhiệt ở miệng và phòng ngừa bệnh tiêu chảy. Một đĩa rau muống luộc, bát nước rau được vắt thêm chanh hay dầm vài quả sấu là món ăn rất tốt cho sức khoẻ trong những ngày hè oi bức.
15. Dưa hấu: Tính hàn, có khả năng dưỡng ẩm. Ăn dưa hấu giải được cơn khát, xua tan mệt mỏi và có tác dụng giải độc. Với người bị viêm nhiễm, mụn nhọt, tăng huyết áp dùng dưa hấu sẽ bổ trợ cho bệnh tật rất nhiều. Ngoài ra, dưa hấu còn có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, làm khỏe thận, chống nôn và giải độc rượu. Tuy nhiên vì dưa hấu có tính hàn nên không nên ăn quá nhiều, nhất là những người đang bị đau bụng, tiêu chảy.
0 nhận xét: