Thời gian và dầu dừa

Hôm nay, ad nói tiếp chuyện ngày hôm qua, về việc tại sao lại mua dầu dừa Tara, mà ko tự làm để tiết kiệm hơn, bla bla bla.


Nếu bạn tự làm dầu dừa thì có thực sự tiết kiệm hơn hay ko, tính cả về tiền bạc và thời gian? Ad sẽ có 1 sự so sánh nhỏ ở đây, vì cách đây 1 năm, ad cũng từng nghĩ giống các bạn, làm vừa nguyên chất vừa tiết kiệm, ... nhưng hóa ra chẳng tiết kiệm đc gì cả, hic . Tin mình đi, mình sẽ phân tích ngay ở đây để các bạn hiểu hơn nhé. 

Với 1 người từng thử nghiệm dầu dừa đủ kiểu ( đủ kiểu ở đây là làm rất nhiều công thức khác nhau để cho ra lượng dầu nhiều nhất, tiết kiệm chi phí nhất vào hoàn toàn nguyên chất, tí ad sẽ đề cập ở dưới), ad giới thiệu sơ về nhóm kỹ thuật của ad để ko bị mang tiếng là chém gió nha, hihihi nhóm kỹ thuật viên của Tara đều là sinh viên của Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng chuyên ngành Công nghệ Sinh học, ad giới thiệu đây cũng vì những thử nghiệm của ad sẽ được đề cập đến, và tất cả các mẫu dầu dừa làm ra đều được mang đi đo, thử nghiệm hóa lý, hóa sinh để xem tính chất và chất lượng dầu dừa của Tara đã thực sự tốt và có gì khác so với dầu dừa thị trường, nếu ko giới thiệu thì chắc các bạn lại nghĩ ad đang chém gió nữa thì tội ad lắm. ^^

Kiểm tra mẫu dầu 3 thí nghiệm mình đề cập đến phần dưới. ^^

> Thử nghiệm sơ khai nhất của ad và chị ad là mua 5 quả dừa đã bóc phần gáo dừa và gọt luôn phần đen đen của quả dừa ấy, lúc đó là quả dừa cực sạch luôn, bẻ tách từng khúc nhỏ, rửa sạch, rồi mình cho qua máy ép cốt dừa (máy ép loại nhỏ thôi giống máy ép hoa quả ấy ạ), ép cốt mà ko hề cho 1 giọt nước nào vào nha, mình quên tính đc là ép đc bao nhiêu ml cốt dừa nữa (mà 5 quả lúc đó là 2kg cơm dừa đó). Sau đó, *qua 1 quá trình bí mật nữa* ^^, tiếp theo là chị mình đứng xào gần 2 tiếng đồng hồ, cho ra những giọt dầu dừa tự làm đầu tiên, con thì khóc, bà ngoại bà nội thì gọi điện thoại ầm ầm, nói chung là rời khỏi nồi dầu cũng ko đc vì nó sẽ bị cháy, con cái (của chị mình ) thì bỏ bê, bla bla và mà làm ra dầu cực kì nguyên chất nha, 5 quả (2kg cơm dừa) chỉ làm đc chưa tới 200ml dầu thôi. Tính ra giá thành bao nhiêu nhỉ, 5 quả lúc đó là 75k + công rửa gọt ép đủ kiểu + gas 30k + con cái nheo nhóc nó khóc la quá trời, hơn 2 tiếng đồng hồ (vô giá) . Hic lần đầu tiên làm, quá tốn thời gian luôn mà dầu dừa mình tự làm ra nó tốt quá, mua bao nhiêu tiền chị ấy cũng ko chịu bán .

> Thử nghiệm thứ 2, mong là tiết kiệm giá thành hơn, nên lần này mua luôn 2kg cơm dừa bào sẵn ở ngoài về tự vắt cốt, có cả ngâm nước nóng, rồi cho thêm nước vô vắt khô, vắt kiệt cơm dừa luôn, rồi lại qua công đoạn bí mật 1 chút, thì mới đem xao, cũng gần 2 tiếng, chồng la con khóc, bla bla bla, ra được gần 350ml dầu. Màu và mùi lần này chẳng giống lần thử nghiệm 1 tí nào cả, hic mà nó theo chiều hướng "xấu" hơn ấy. 

Đang vắt cốt dừa :D

> Thử nghiệm 3, mong là tiết kiệm thời gian hơn, mua sẵn nước cốt ở ngoài về làm, thử 1 thí nghiệm nho nhỏ (thuộc về chuyên ngành hóa sinh), thì ôi thôi, toàn là bị pha nước, khóc luôn, nên làm nguyên chất kiểu gì màu và mùi nó chẳng như thí nghiệm đầu tiên đc, màu thì rõ chán, màu lọ đầu tiên phải nói là "perfect" luôn ấy ạ, mà vẫn mất 2 tiêng đồng hồ đứng xao dầu, con khóc, má la đủ kiểu. ^^

Tất cả các mẫu trên đều được phân tích hóa lý, hóa sinh đầy đủ bởi nhóm kỹ thuật của Tara. Và còn nhiều thử nghiệm nữa mang tính chất chuyên ngành hơn, mai ad post tiếp, post dài quá, các bạn nhác đọc thì buồn lắm. kakaka 


Mình đang thử độ nước còn lại trong các mẫu dầu


Nhưng cũng tóm gọn lại 1 chút, là nếu các bạn tìm được 1 nơi tin tưởng để mua dầu dừa thì nên vậy hơn, thời gian đứng ép cốt và xao dầu thay vào đó bạn nào FA thì đọc sách, đi chơi cùng bạn bè, tìm cách sản xuất, tìm cách làm giàu, tìm cách phát triển ý tưởng cho công ty, .... , bạn nào có gia đình thì chăm sóc gia đình nhiều hơn, đọc sách cho con nghe, dành thời gian nhiều cho chồng con hơn.
Và Tara là sự lựa chọn lý tưởng nhất dành cho các bạn, tính ra giá dầu của bọn mình rất rẻ, vì làm gần như công thức 1, dầu cực kì nguyên chất, và tiết kiệm khá nhiều thời gian. 

0 nhận xét:

Tự làm bơ dầu dừa dưỡng ẩm da

Bạn có biết rằng, khi dầu dừa được đánh lên sẽ rất rất mềm mịn, dễ dàng bôi lên da và rất dễ thẩm thấu nhanh vào da không? Khi đánh lên, dầu dừa trở nên xốp hơn, y như ly kem mê hoặc nhưng cực kì thích khi bôi lên da đó. 


Thật ra, da tôi thuộc da khô, và nỗi ám ảnh mỗi lần da khô rồi tróc vảy rồi nổi đỏ, rồi đau rát...nhất là vào mùa đông, khiến tôi không thể chịu nổi. Nhưng đó là giai đoạn trước khi tôi đến với dầu dừa !!

Từ khi biết đến dầu dừa, tôi sử dụng nó cho mọi thứ, phương châm của tôi là " Coconut oil for everything !" :D 

Vào một ngày mưa gió tưởng chừng như mùa đông sắp đến, tôi lại nghĩ đến việc tạo ra một công thức mới sử dụng dầu dừa cho làn da của mình (và hôm nay tôi chia sẻ với các bạn) để có thể sử dụng dầu dừa một cách thú vị hơn. (Bạn biết đấy, nếu bạn biến dầu dừa đơn giản thành những món mỹ phẩm đa dạng, bạn sẽ không bao giờ ngán dầu dừa đâu.) Đôi khi đi lang thang đâu đó, gặp một thứ gì đó tôi cũng đều muốn đưa chúng vào công thức dầu dừa của mình. Nhìn mưa trắng xóa một góc trời, thật mạnh mẽ, thật điên cuồng nhưng nhẹ hẫng hư vô, tôi lại nghĩ đến việc làm thế nào để tạo ra một ly kem "mỹ phẩm" dưỡng ẩm mạnh mẽ cho da ! :D

Thật ra thì công thức của tôi vô cùng đơn giản:

  - 1 cup dầu dừa
  - 1 thìa nhỏ vitamin E ( Tôi lấy từ một viên vitamin E mua ở tiệm thuốc tây)
  - Vài giọt hương lavender (Nếu bạn thích hương khác có thể bổ sung vào, tuy nhiên chỉ cho vài giọt thôi nhé và cẩn thận khi dùng hương từ tinh dầu đấy)

Và các bước thực hiện đây:

  - Cho dầu dừa vào ngăn mát của tủ lạnh đến khi nào dầu hóa rắn (khi đó dầu dừa có màu trắng tinh)
  - Thêm các thành phần vào chung với dầu dừa, tất cả các thành phần bạn nên đặt trong một cái thố thủy tinh nhỏ, nhớ là sát trùng trước đồ đựng của bạn bằng cồn rồi để cho bay hết cồn đi nhé.
  - Dùng bộ dụng cụ đánh trứng, đánh mạnh, nhanh, đều tay cho đến khi hỗn hợp trở nên xốp, mềm mại. 
   - Vậy là xong sản phẩm, bạn nên bảo quản nó trong ngăn mát của tủ lạnh để giữ dầu dừa không bị chảy thành nước nhé.


Một mẹo nhỏ cho bạn khi làm sản phẩm này:

 = Nên dùng máy đánh trứng có 4 chạc để sản phẩm nhanh tạo bông, vì nếu bạn đánh tay thì cần rất lâu để cho dầu dừa đang ở thể rắn tạo bông, mà bạn biết đấy, nhiệt độ ở Việt Nam khá nóng, dầu dừa sẽ nhanh chóng chảy ra mất.


  = Bạn nên đánh thật tơi, thật bông hỗn hợp, rồi để trong ngăn mát tủ lạnh, nơi ít lạnh một chút ấy để dầu dừa không hóa rắn trở lại. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy, dầu dừa sẽ không đông lại "một cục" cứng ngắt như ban đầu đâu.


Cảm giác mùa hè nóng nảy, thoa lớp kem lành lạnh lên da để dưỡng ẩm thật là thích !!


0 nhận xét:

Tẩy trang hiệu quả bằng dầu dừa nguyên chất


Tẩy trang là một việc rất cần thiết và rất quan trọng đối với những bạn thường xuyên phải trang điểm. Mà vì sao phải tẩy trang? Cùng nhìn bức hình của một tình nguyện viên tham gia cuộc nghiên cứu ảnh hưởng của mỹ phẩm đến da sau đây, bạn sẽ phải giật mình đấy:

"Giật mình" trước tác hại của việc không tẩy trang khi đi ngủ 1

Không tẩy trang hoặc tẩy trang không đúng cách chính là con dao mà bạn dùng để giết chính làn da của bạn đó. Vết tích của phấn trang điểm, son môi, mascara...thường chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, những thứ nguy hiểm này rất dễ thấm ngược vào da gây bít lỗ chân lông làm da không thể "thở" từ đó xuất hiện các vết thâm, mụn, và da sẽ không đều màu. Nếu tình trạng lưu giữ mỹ phẩm trên da diễn ra quá thường xuyên, da bạn sẽ bị mất lớp collagen (một lớp giúp da có tính đàn hồi) do các chất hóa học phá hủy cấu trúc tế bào da, làm da không sản sinh collagen rồi từ đó xuất hiện nếp nhăn. Thậm chí, việc vi khuẩn xâm nhập vào da và gây nhiễm khuẩn, sưng tấy, nổi mụn bọc, mẩm đỏ là điều không thể tránh nếu bạn cẩu thả với làm da của mình.

Thường thì chúng ta hay sử dụng dung dịch tẩy trang để loại bỏ lớp mỹ phẩm trên da. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng đủ, dùng đúng loại dung dịch tẩy trang, có nhiều người sử dụng những nước tẩy trang giả không đúng quy cách, không đảm bảo chất lượng, đôi khi lại chứa nhiều chất hóa học gây hại cho da. 

Tôi sử dụng dầu dừa ép lạnh nguyên chất thay cho những sản phẩm tẩy trang thông thường.

Vì sao ?

    Tôi tin tưởng dầu dừa bởi vì dầu dừa có khả năng tẩy sạch các lớp phấn trang điểm, son môi, bả dầu, diệt vi khuẩn....một cách "tự nhiên" nhất. Nếu bạn không tin, bạn thử dùng dầu dừa bôi một lớp mỏng lên lớp mỹ phẩm được bôi sẵn trên tay, bạn sẽ thấy khả năng tuyệt vời của nó. 


Khả năng tẩy trang của dầu dừa tự nhiên ở chỗ: dầu dừa là một sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, chẳng có hóa chất tẩy rửa, hóa chất tạo mùi nào trong đó cả. Bên cạnh việc tẩy trang, dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm da, ngăn ngừa vi khuẩn, và giúp cơ thể tái tạo da, hồi phục thương tổn.

Tôi dùng dầu dừa tẩy trang như thế nào?
makeup remover diy 5 DIY Beauty Uses for Coconut Oil
  1.  Đầu tiên, thoa dầu dừa nguyên chất đều lên toàn da mặt cần tẩy trang, bạn chỉ cần sử dụng khoảng 5-10 giọt tùy nhu cầu tẩy trang. ở khóe mắt, mi mắt...bạn nên sử dụng tăm bông, thấm dầu dừa rồi xoa nhẹ, đều lên vị trí cần tẩy trang.
  2.  Dùng tay massage toàn da mặt thật nhẹ nhàng như sau: Massage từ giữa trán ra hai thái dương, massage hai gò má hướng từ dưới lên từ trong ra ngoài, massage mũi từ trên xuống, massage cằm hướng từ giữa cằm ra ngoài, massage vòng tròn quanh vùng mắt. Massage trong vài phút.
  3. Dùng bông tẩy trang lau hết lớp dầu dừa, bả dầu, bụi bẩn và lớp trang điểm trên mặt.
  4. Rửa mặt lại thật sạch bằng sữa rửa mặt thông thường.
  5. Có thể dưỡng lại da mặt bằng dầu dừa, bước này bạn sử dụng từ 2-3 giọt dầu dừa là đủ. Dầu dừa lúc này không có tác dụng tẩy trang mà giúp dưỡng ẩm da mặt, bù đắp dinh dưỡng cho làn da bị hư tổn bởi mỹ phẩm.
Chú ý: 

Các bạn mới sử dụng dầu dừa cho da mặt thường hay gặp vấn đề như sau:khoảng 3,4 ngày đầu, da mặt có cảm giác căng min, mềm mại và đủ ẩm. Tuy nhiên, sử dụng lâu hơn, da bắt đầu nổi mụn. Tuy nhiên, dầu dừa có tác dụng loại bỏ những thành phần độc hại trên da lại làm lành nhanh vết thương, nên bạn an tâm vì hiện tượng nổi mụn "đột ngột" này nhé, da bạn đang đào thải chất bẩn, độc hại ra ngoài đó. Thường xuyên sử dụng dầu dừa đúng cách và đúng loại dầu tốt thì chắc chắn bạn sẽ hồi phục lại làn da vô cùng xinh đẹp của mình. 

lip balm1 5 DIY Beauty Uses for Coconut Oil

Tôi muốn nhắc lại một lần nữa rằng, dầu dừa không phải thuốc chữa bách bệnh, cũng không phải là sản phẩm hoàn hảo, có tác dụng nhanh chóng. Những sản phẩm thiên nhiên như dầu dừa cần phải kiên nhẫn, bỏ công, hao sức thì mới cho kết quả viên mãn.

0 nhận xét:

Một bước đơn giản để trị khô môi, nứt nẻ với dầu dừa

Trời bắt đầu chuyển mùa rồi đấy các bạn ạ !! Tạm biệt những ngày nắng cháy da, ta lại đón những ngày mưa to, gió lớn và .... độ ẩm không khí thì cao chót vót, chẳng muốn bước chân ra đường trong cái thời tiết này. Rồi lại nghĩ tới mùa đông sắp đến: "Chà, được hít hà hơi ấm của nhau, được ôm ấp tình yêu và được ... hôn nồng cháy !! " >"<


Cơ mà, cái thời tiết lạnh lẽo đó lúc nào cũng cản trở việc làm .... đẹp. Khô da vì phải tắm với nước nóng nhiều, nứt gót chân làm ta không thể diện những đôi guốc cao gót, vùng chữ T trên mặt thì lúc nào cũng xuất hiện bong tróc, đặc biệt là đôi môi, cứ khô và mất độ bóng, thậm chí nức nẻ và chảy máu nữa. T..T


Có vô số loại son dưỡng môi ngoài thị trường, thành phần chủ yếu của chúng là vaseline (tên đầy đủ là vaseline petroleum jelly, một phụ phẩm từ sản xuất dầu mỏ, là sản phẩm dưỡng da, giúp trị khô môi, nứt nẻ hiệu quả vì ngăn cách da với môi trường một cách triệt để. Tuy nhiên, tôi chưa tìm thấy tài liệu nào nói về giá trị dinh dưỡng của vaseline cả.) và một số hóa chất khác, và đương nhiên là chúng hoàn toàn không phải sản phẩm tự nhiên.

 Vì vậy, tôi chỉ sử dụng dầu dừa cho việc chăm sóc môi của mình.


Dầu dừa là sản phẩm hoàn toàn thiên nhiên, chứa nhiều acid béo tốt, lại có khả năng thẩm thấu vào da nhanh chóng (đặc biệt là dầu dừa ép lạnh), không gây nhờn dính nên không làm bí da, bí lỗ chân lông, bên cạnh đó lại có khả năng chống nắng (SPF 4-8), có khả năng dưỡng ẩm tự nhiên....nên bạn sẽ không phải lo ngại về vấn đề sức khỏe của đôi môi mà sẽ luôn có một đôi môi  mượt mà, gợi cảm, không bao giờ bị nứt nẻ.


Vậy sử dụng dầu dừa cho môi như thế nào?


Khi không có thời gian rảnh, tôi thường thoa dầu dừa trực tiếp lên môi (sau khi đã loại bỏ lớp da chết trên môi) vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Thường thì vào mùa nắng, tôi ít làm theo cách này vì dầu dừa sẽ giảm tác dụng khi thời tiết quá nóng, và kiểu "dầu mỡ" luôn làm tôi khó chịu trong cái thời tiết oi bức đó. Vì vậy, khi nào có thời gian rảnh, tôi thường sử dụng cách thứ 2:
Trộn theo tỉ lệ 3:1 dầu dừa và mật ong (Bạn nên khuấy kĩ hỗn hợp này vì mật ong rất khó tạo thành hỗn hợp đồng nhất với dầu dừa), thêm vài giọt vitamin E (bạn mua viên vitamin E ở ngoài tiệm thuốc tây nhé ) rồi khuấy kĩ.
Hỗn hợp này có thể dùng được ngay. Tôi bảo quản trong lọ thủy tinh nhỏ và đặt vào ngăn mát của tủ lạnh. Thời gian tôi sử dụng cũng là sau khi tẩy tế bào chết trên da môi, thoa một lớp mỏng hỗn hợp dưỡng môi trên và cảm nhận đôi môi được chăm sóc :D Một điều nữa là đối với bạn nào có môi bị thâm, tôi tin chắc nếu sử dụng dầu dừa theo cách này một cách kiên nhẫn, bạn sẽ có một đôi môi hồng xinh, tràn đầy sức sống .


Nào, hãy cùng bắt tay chăm sóc đôi môi của mình, chuẩn bị cho một mùa đông buốt giá nào !!

0 nhận xét:

Dầu dừa và tác dụng chống gốc tự do.

Các bệnh về tim mạch, ung thư, cao huyết áp, da nhăn, vết đốm do tuổi già, chứng viêm khớp, bệnh đục thủy tinh thể và trí nhớ sụt giảm đều có liên quan đến tuổi già, nhưng tuổi già không phải là nguyên nhân. Thật vậy, ngay cả những người trẻ cũng bị một số những bệnh này. Vậy nguyên nhân là từ đâu? Đó chính là do gốc tự do.


Gốc tự do là những phân tử cơ bản gây nên sự hủy hoại khắp cơ thể. Gốc tự do là những phân tử không ổn định, mất một điện tử khiến chúng trở nên "điên cuồng" và "nỗ lực" để đạt tới trạng thái cân bằng, do đó, chúng lấy điện tử của các phân tử kế cận nó, rồi chính những phân tử bị "cuỗm" mất điện tử lại trở thành gốc tự do lần lượt tấn công những phân tử kế cận. Một phản ứng dây chuyền xảy ra nơi hàng trăm và thậm chí hàng ngàn phân tử bị ảnh hưởng.
Khi một phân tử trở thành một gốc tự do, lý tính và hóa tính của chúng thay đổi. Chức năng bình thường của chúng bị phá vỡ dẫn đến sự thay đổi tế bào (các phân tử tạo nên một tế bào hoàn chỉnh). Một tế bào sống bị các gốc tự do tấn công sẽ bị biến đổi, suy thoái và rối loạn. Các thành phần tế bào dễ bị tổn thương như nhân tế bào và DNA- vật chất di truyền của tế bào, có thể bị nguy hại, dẫn đến đột biến gây ung thư và tử vong.
Tổn thương gốc tự do liên kết với việc mất tính nguyên vẹn của mô và sự suy thoái thể lý. Khi các tế bào bị gốc tự do tấn công, các mô bị tổn thương nghiêm trọng. Các tổn thương này chồng chất qua nhiều năm đưa đến sự suy thoái và mất chức năng của các mô rồi đến các cơ quan, cuối cùng là thể hiện những triệu chứng của tuổi già. Thật vậy, một số các nhà nghiên cứu cho rằng gốc tự do là nguyên nhân chính gây ra tuổi già.
Như thế nếu ngăn cản được gốc tự do để chúng không "phá hoại" cơ thể chúng ta thì chúng ta sẽ không già? Nói thì thật dễ, nhưng thực tế, ngăn chặn phản ứng của gốc tự do là điều không thể. 


Gốc tự do là sản phẩm của quá trình hô hấp bình thường của tế bào. Các chất ô nhiễm, độc hại trong môi trường, chế độ ăn uống không hợp lí, nguồn thực phẩm, trạng thái tâm lý và chế độ vận động của cơ thể...là những nguyên nhân chính khác gây nên sự sản sinh gốc tự do.Gốc tự do là một sản phẩm của quá trình ôxy hóa, nó dễ dàng xuất hiện và phá hủy cơ thể một cách từ từ. Vậy có cách gì để kiềm chế gốc tự do?

May thay, chúng ta có một phương tiện tự phòng vệ. Cơ thể chúng ta tạo ra nhiều enzim ôxy hóa có thể ngăn chặn những phản ứng dây chuyền của gốc tự do. Nhiều dưỡng chất trong thực phẩm của chúng ta như vitamin C và E cũng phản ứng như những chất chống ôxy hóa cho cơ thể. Thực tế thì, chính những chất có khả năng chống oxi hóa như vitamin C, E là những chất có khả năng oxi hóa. Khi chúng ta ăn uống đủ những chất này, gốc tự do sẽ phản ứng với các chất được cơ thể nạp vào thay vì phản ứng với các phân tử của tế bào cơ thể, do đó, các tế bào của cơ thể được bảo vệ. 
Gốc tự do được nhận diện là nguyên nhân chính hay ít nhất là yếu tố tham gia vào hơn 60 bệnh lý thông thường. Gốc tự do không hẳn là gây ra tất cả những bệnh này nhưng ít ra chúng là kẻ tòng phạm. 

BỆNH VÀ GỐC TỰ DO

Một số các bệnh thông thường liên quan đến gốc tự do.
Tim mạch
Hen suyển
Chứng xơ vữa động mạch
Cảm mạo
Ung thư
Dị ứng thực phẩm
Đột quỵ
Viêm tĩnh mạch
Tiểu đường
Loét
Vẩy nến
Đục thủy tinh thể
Eczema
Viêm ruột kết
Mụn
Táo bón
Chứng viêm khớp
Bệnh vú lành
Chứng phù
Suy thoái vết
Mệt mãn tính
Bệnh Alzheimer
Giãn tĩnh mạch
Bệnh Parkinson
Bệnh trĩ
Mất trí nhớ
Động kinh
Lão hóa (bệnh suy yếu do tuổi già)
Viêm tiền liệt tuyến
Sỏi thận
Phì đại tiền liệt tuyến
Gout (bệnh thống phong)
Đa xơ cứng hóa màng tế bào
Suy thoái
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Chứng mất ngủ
Đau bụng do có kinh
Lupus ban đỏ hệ thống

Chức năng bảo vệ của các chất chống ôxy hóa và dầu dừa
Dầu dừa chứa 3 loại chất chống ôxi hóa:
  • Vitamin E: có 2 nhóm vitamin E là tocopherol và tocotrienol, trong đótocotrienol có khả năng chống ôxi hóa gấp 50 lần tocopherol (tocopherol là loại vitamin E thường gặp trong các loại mỹ phẩm và thực phẩm chức năng). Dầu dừa là một trong số ít dầu thực vật chứa vitamin E loạitocotrienol.
  • Phenol
  • Phytosterol
Do đó, dầu dừa đóng vai trò là chất chống oxi hóa cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong dầu dừa còn chứa nhiều các acid béo no chuỗi trung bình nên khó bị peroxide hóa (Quá trình ôxy hóa xảy ra trong các chất béo được gọi là peroxide hóa. Quá trình phát sinh một khối lượng lớn gốc tự do. Các chất béo không bão hòa, rất dễ bị peroxide hóa. ) để tạo gốc tự do. Sau đây là một số công dụng của dầu dừa trong việc "đấu tranh" chống gốc tự do:

1. Chống ung thư
Dầu dừa có tác dụng ngược lại của các chất béo đa bất bão hòa. Vì dầu dừa hoạt động như là chất ôxy hóa bảo vệ và làm giảm peroxy hóa, nó sẽ hữu ích trong việc bảo vệ chống ung thư. Dầu dừa có 92% acid béo bão hòa cao hơn bất kỳ chất béo nào khác trong thực phẩm hàng ngày (cần lưu ý thêm rằng, các chất béo có trong dầu dừa là các chất béo no, chuỗi trung bình, vì thế không có hại cho cơ thể). Tính chất này khiến nó trở nên một chất ôxy hóa ổn định và có giá trị. 

2. Bệnh suy thoái đốm vàng
Nhiều cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy việc dùng chất béo đa bất bảo hòa có liên quan đến sự suy thoái đốm vàng -gây mù mắt.Tại Hoa Kỳ 2/3 những người khiếm thị là do suy thoái đốm vàng. Quan điểm trong hơn 3 thập kỷ qua cho rằng các loại dầu thực vật đa bất bảo hòa rất tốt dẫn đến việc gia tăng dùng các loại dầu này thay cho các chất béo khác kể cả dầu dừa. Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, dầu có chứa các acid béo đa bão hòa như dầu dừa thường có thể chống lại sự gia tăng các gốc tự do gây ra sự phá hủy các tế bào võng mạc (dẫn đến suy thoái đốm vàng và cuối cùng là mù).

3. Động kinh
Các công trình nghiên cứu cho thấy gốc tự do có liên quan đến các cơn động kinh. Khi được thêm vào thực phẩm hàng ngày, các acid béo chuỗi trung bình  (có trong dầu dừa chẳng hạn) cho thấy hiệu quả trong việc làm giảm các cơn động kinh nơi trẻ em. D.L.. Ross thuộc trường y đại học Minnesota khám phá tần số động kinh giảm hơn 50% trong 2/3 trẻ em bị động kinh trong cuộc nghiên cứu của ông trong suốt 10 tuần điều trị.

4. Da khô, lão hóa da
Một trong những nguyên nhân chính của da khô và nhăn có liên quan đến tình trạng lão hóa do gốc tự do. Da khô có liên quan đến acid béo không bão hòa. Trong một cuộc nghiên cứu, da khô được phát hiện là có chứa hàm lượng acid béo không bão hòa (60%) cao hơn da bình thường (49%). Sự đổi màu của da là dấu hiệu cho thấy gốc tự do đang "tàn phá" cơ thể bạn. 

 Dùng dầu dừa đều đặn sẽ giúp bạn tránh xa tổn thương gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa. Như vậy, khi bạn lớn tuổi, bạn vẫn sẽ trông rất trẻ đấy :D
Nguồn: Coconut Cures - Dr. Bruce Fife

0 nhận xét:

Dự án liên quan đến dầu dừa


Khi càng đi sâu vào tìm hiểu về dầu dừa-một loại dầu làm từ trái dừa vô cùng phổ biến ở Việt Nam, quả thật có quá nhiều thứ để tìm hiểu về nó, để biết rõ và để nắm được nó trong tay. Trong thế giới muôn hình vạn trạng của dầu dừa, từ làm đẹp đến ăn uống, đến chăm sóc sức khỏe...tôi thấy mình thật nhỏ bé :D.


Trong đầu tôi đang nảy ra rất rất nhiều ý tưởng cho dầu dừa, cho những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có liên quan đến dầu dừa. Tuy nhiên, công việc của tôi không chỉ có dầu dừa, do đó, đôi khi có những ý tưởng có thể làm được, có thể điên rồ, có thể rất lâu dài sau này....nhưng chưa có cái nào có thể làm được một cách hoàn hảo.

Đầu tiên là xà phòng dầu dừa, sau khi mẻ xà phòng đầu tiên mà chúng tôi dày công "lọ mọ" làm ra, thì cuối cùng sau một tháng, nó cũng được "quảng bá" rộng rãi cho mọi người ở công ty tôi dùng thử:


Mọi người đánh giá khá cao sản phẩm đầu tay của chúng tôi: nào là khá đẹp, nào là nhiều bọt, tắm thấy rất sạch, có bạn còn bảo rằng nhờ sử dụng dầu dừa của chúng tôi mà giảm hẳn được mụn ở lưng.... Tuy nhận được nhiều lời khen như thế đó, nhưng chúng tôi vẫn chưa thật sự hài lòng vào sản phẩm của mình, bởi dầu bơ rất dễ bị oxi hóa, nên nhanh mất màu mà vì thế khi sản phẩm đến tay khách hàng, không may mắn, khách hàng lại chưa biết cách bảo quản hiệu quả thì dầu bơ sẽ mất tác dụng và công sức chúng tôi đưa dầu bơ vào xà phòng là rất vô nghĩa.
Tiếp theo mẻ xà phòng trên, chúng tôi thử rất nhiều mẻ xà phòng hoàn toàn làm từ các nguyên liệu tự nhiên khác nhau: xà phòng trong suốt glycerin, xà phòng có hoa văn nổi bật với hoa khô....nhưng chúng tôi dường như thất bại hoàn toàn khi xà phòng glycerin chảy dầu và xà phòng hoa khô không đem lại mùi hương như mong muốn. Chúng tôi vừa mới hoàn thành mẻ xà phòng với than hoạt tính, hình thức vô cùng đơn giản với mùi hương từ tinh dầu rosemary. Hy vọng những bánh xà phòng có thể dùng tốt trong lần này. * cực kì hy vọng ^^^^ 0^^^^^ *

Tiếp theo xà phòng, tôi hy vọng có thể tiếp tục tìm hiểu và thử nghiệm các dòng sản phẩm về sữa dưỡng ẩm, massage, kem chống nắng, kem đánh răng và son dưỡng môi ( chúng tôi thất bại với son dưỡng môi vì không thể tạo được mùi hương hoàn toàn thiên nhiên như ý muốn :(((((( ).... và thật sự mong sẽ có một ngày tôi tự tin bày chúng lên kệ và tư vấn cho những khách hàng yêu quý.
Khi nãy lang thang trên mạng, tôi bắt gặp nhiều thứ hay ho về dầu dừa, nhất là trong nấu ăn. Thật ra thì tôi không thường xuyên nấu ăn, vì tôi nấu ăn rất tệ. Nhưng không hiểu sao tôi lại ước mình có thể nấu ngay bây giờ để có thể xem thử những món ăn đơn giản sử dụng dầu dừa rất tốt cho sức khỏe này mùi vị ra sao. Và có khi tôi sẽ chia cho blog một không gian để giới thiệu về các món ăn dùng dầu dừa :3
Coconut Quinoa Pilaf Recipe Photo
Chà, thật là ngon, nhìn làm thèm rồi còn gì T,,T

2 nhận xét:

Dầu dừa có khả năng chống nắng hay không?

Từ khi dầu dừa đi vào cuộc sống của chúng ta thì nó được ca tụng với rất nhiều công dụng khác nhau, một trong số đó là tác dụng chống nắng. Tuy nhiên, nó có thực sự có hiệu quả này không thì có lẽ nhiều bạn còn phân vân phải không nào! Để trả lời câu hỏi này, trước tiên mình xin chia sẻ với các bạn một số thông tin cơ bản về khái niệm chống nắng.


"Chống nắng" là chống những gì?
Bức xạ cự tím từ mặt trời được chia thành 3 loại: UV C (200-280nm), UV B (280-320nm), UV A (320-400nm). UV C là loại có tác động nguy hiểm nhất nhưng nó đã được tầng ozon cản trở nên chúng ta không cần phải lo lắng gì về nó nữa (trừ khi tầng ozon bị đe dọa). UV B và UV A thì lọt được qua tầng ozon nên nó trở thành mối đe dọa với chúng ta. Tia UV B mặc dù làm nguy hại đến da của chúng ta, làm cho da chúng ta cháy nắng nhưng nó lại giúp cơ thể tạo ra vitamin D, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương. Còn tia UV A không phải là nguyên nhân khiến da chúng ta bị cháy nắng nhưng nó làm da của chúng ta trở nên nhăn nheo, lão hóa và là cũng nguyên nhân gây ung thư da như tia UV B. Do đó, để chống nắng, chúng ta cần phải cản trở được tia UV B và UV A tác động lên da cũng tương tự như tầng ozon đã cản trở tia UV C cho chúng ta vậy.


Có bao nhiêu loại kem chống nắng, và nó chống nắng như thế nào?
Các bạn có biết được trên thị trường hiên nay có bao nhiêu loại kem chống nắng không?. Sự phân loại này không theo thương hiệu hay thành phần khác nhau mà theo tác động chống nắng cơ bản của nó. Chính xác là có 2 loại kem chống nắng: kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.
- Kem chống nắng vật lý (sunblock): đây là loại chống nắng theo nguyên lý phản xạ ánh sáng, tức là ánh sáng khi chiếu vào da sẽ bị phản xạ lại nhờ các chất vô cơ trong kem chứ không cho ánh sáng truyền qua. Kem chống nắng vật lý thường sử dụng hai chất là oxit kẽm và oxit titan. Hai chất này đều có khả năng phản xạ lại tia UV A và UV B.
- Kem chống nắng hóa học (sunscreen): đây lại là loại theo nguyên lý hấp thụ ánh sáng, tức là khi ánh sáng chiếu lên da của bạn, các chất hữu cơ trong kem có vai trò hấp thụ tia sáng và chuyển hóa nó thàng dạng năng lượng khác là nhiệt nên các tia sáng không còn tác động lên da của chúng ta được nữa. Hầu hết các chất trong kem chống nắng đều có khả năng chống lại tia UV B, nhưng chỉ có một số loại chống được cả UV A và UV B. Vì nguyên lý hấp thụ này nên khi sử dụng bạn phải bôi lại nhiều lần tùy thuộc vào chỉ số chống nắng của các chất có trong kem vì sau một thời gian các chất này đã hấp thụ đủ tia sáng và trở nên kém tác dụng hơn.


Chỉ số chống nắng là gì?
Chúng ta thường hay nghe đến kem chống nắng có SPF 15 hay SPF 20,... nhưng nó là gì vậy nhỉ? SPF là viết tắt của sun protection factor, là chỉ số chống nắng thể hiện khả năng chống tia UV B của kem: SPF 1 có nghĩa là nó có thể chống nắng tối đa trong vòng 15 phút. Như vậy, SPF 15 thì nó có thể chống nắng khoảng 225 phút, và cứ như vậy nhân lên bạn sẽ biết được kem chống nắng của mình có thể chống nắng trong thời gian bao lâu nhờ vào chỉ số SPF. Tuy nhiên, không phải chỉ số càng cao thì hiệu quả càng tốt. Trên thực tế, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng các loại kem chống nắng có SPF thấp hơn 50. Vì độ SPF càng lớn, kem lưu trên da lâu quá, nó sẽ kết hợp với chất tiết của da, dịch mồ hôi tạo ra các phản ứng hoá học, sinh ra các gốc tự do làm cho da tổn thương và biến màu. Khi đó, những hiện tượng đồi mồi, tàn nhang sẽ tăng lên.



Dùng kem chống nắng như thế nào ?
Nhiều bạn quan niêm rằng chỉ dùng kem chống nắng vào mùa hè, khi trời nắng gay gắt, còn mùa đông lại không dùng, đây là một sai lầm. Vì thời tiết mùa thu - đông, tuy nắng không gay gắt như mùa hè nhưng bức xạ mặt trời vẫn tác động mạnh đến da. Do vậy, vào mùa đông cũng cần dùng kem chống nắng nhưng với độ SPF nhẹ hơn. Ở môi trường, khí hậu Việt Nam, vào mùa hè, chỉ nên dùng kem chống nắng đến độ SPF 30. Còn mùa đông chỉ nên dùng từ SPF 4 đến SPF 15. Ngoài ra, bạn cần lưu ý là độ dày kem trên da phải đạt tỷ lệ nhất định, nếu quá mỏng sẽ không đem lại tác dụng. Và phải bôi lên da 30 phút trước khi đi ra nắng. Sau khi hết thời gian bảo vệ, bạn phải bôi tiếp kem chống nắng mới có tác dụng bảo vệ. Mặt khác, không phải lúc nào bạn cũng dùng kem chống nắng. Như mình đã nói ở trên, UV B có vai trò trong việc chuyển hóa vitamin D trong cơ thể, nên nếu bạn sử dụng kem chống nắng cả ngày thì bạn sẽ không nhận được tác dụng này. Chính vì vậy, nếu ra ngoài vào buổi sớm thì bạn không cần phải dùng kem chống nắng, vì cường độ ánh nắng lúc đó rất nhẹ và có lợi cho bạn.




Bây giờ quay trở lại với câu hỏi đầu tiên, để trả lời nó, rất đơn giản, các bạn hãy xem dầu dừa có được những tính chất gì của một kem chống nắng.

1. Dầu dừa có hấp thụ được tia UV không?
Dầu dừa được biết là có chứa nhiều acid béo bão hòa, do đó các acid này sẽ không hấp thụ các tia UV, hay nói cách khác, nó cho truyền qua hầu hết các tia UV. Tuy nhiên, trong dầu dừa vẫn còn một số phân tử có khả năng hấp thụ tia UV nên nhìn chung khả năng hấp thụ tia UV của nó ở mức thấp. Theo một số nghiên cứu thì dầu dừa có khả năng hấp thụ khoảng 20% tia UV. (các bạn có thể xem chi tiết các nghiên cứu ở tài liệu tham khảo phía dưới).

2. Dầu dừa thuộc loại chống nắng nào?
Dầu dừa là hỗn hợp các chất hữu cơ khác nhau, các chất này sẽ đóng vai trò hấp thụ các tia UV để ngăn cản tác hại của tia UV đối với da của chúng ta. Do đó, nó thuộc loại kem chống nắng hóa học.

3. Chỉ số SPF của dầu dừa là bao nhiêu?
Đối với chỉ số SPF thì không có giá trị nào xác định, nó tùy thuộc vào từng loại dầu dừa khác nhau. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Pharmacognosy Research [2] khi nghiên cứu về khả năng chống tia UV của các loại dầu thực vật thì trong đó, kết quả cho thấy dầu dừa có chỉ số SPF là 7.1. Nhưng trong sách của Dr. Bruce Fife "Virgin Coconut Oil – Nature’s Miracle Medicine" [3] lại cho biết chỉ số SPF của dầu dừa từ 4-5. Hay trên một số tạp chí về sức khỏe khác thì cho rằng dầu dừa có chỉ số SPF là 10. Do đó, rất khó để nói chính xác về chỉ số SPF của dầu dừa, nhưng có một điều chắc chắn rằng chỉ số SPF của dầu dừa chỉ dao động từ 4-10.


Vậy, dầu dừa chỉ có khả năng hấp thụ khoảng 20% tia UV, chỉ số SPF từ 4-10. Các con số này cho thấy khả năng chống nắng của nó thấp hơn nhiều so với các sản phẩm chống nắng khác trên thị trường. Nhưng tại sao trên thực tế cho thấy dầu dừa vẫn có khả năng chống nắng, thậm chí còn có hiệu quả cao không những hiên nay mà từ xa xưa cũng vậy? (chi tiết các bạn xem thêm ở tài liệu tham khảo phía dưới). Điểm đầu tiên có thể nói là tính chất tự nhiên của dầu dừa. So với các loại kem chống nắng khác thì dầu dừa hoàn toàn tự nhiên, không chứa các chất hóa học độc hại cho chúng ta. Mặc dù khả năng hấp thụ tia UV của dầu dừa thấp nhưng ngoài tác dụng hấp thụ tia UV, chất chống oxy hóa có trong dầu dừa sẽ giúp ngăn ngừa hiện tượng cháy nắng và bảo vệ làn da khỏi nguy cơ bị ung thư do tác động của tia UV gây ra. Bên cạnh đó, khả năng dưỡng ẩm của dầu dừa giúp cho làn da bạn mịn màng, mềm mại hơn, tránh tác dụng xấu của tia UV A và B lên da. Do đó, sử dụng dầu dừa như một loại kem chống nắng ngoài việc hấp thụ được một phần tia UV, thì lợi ích nhiều nhất của nó là hạn chế được sự cháy nắng và duy trì được làn da mịn màng, tươi sáng khi da bạn phải tiếp xúc với ánh nắng. Đây có lẽ là đặc diểm mà những loại sản phẩm chống nắng khác ít có được.
Nếu bạn muốn có sản phẩm có độ chống nắng cao hơn, bạn có thể dùng dầu dừa kết hợp với một số loại dầu khác rất đơn giản, và bạn cũng có thể làm nó tại nhà đấy!


Tài liệu tham khảo:
1. http://www.rsc.org/chemistryworld/News/2011/February/25021103.asp
2. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3140123/
3. http://www.lucybee.co/beauty/beauty-index/natural-sunscreen/
4. http://naturalsociety.com/ditch-toxic-sunscreen-use-coconut-oil-instead/
5. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3263051/
6. http://www.naturalnews.com/033261_natural_sunscreen_UV_exposure.html
7. http://www.hindawi.com/journals/jspec/2013/540417/
8. http://kckidsdoc.com/coconut-oil-sunscreen.html
9. http://pullupsandpaleo.wordpress.com/2010/07/26/coconut-oil-as-sunscreen/
10. http://younglivingoillady.com/home/coconut-oil-and-sun-protection/
11.http://www.noble-house.tk/html/EN/Amanprana_conventional_fats_vegetable_oil/Amanprana-extra-virgin-coconut-oil-as-healthy-sunscreen.html
12. http://www.healthextremist.com/use-coconut-oil-sunscreen-this-summer/

0 nhận xét: